Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Quản lý vé sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT được quy định như thế nào?

Quản lý vé sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT được quy định ra sao? Kê khai giá sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Quản lý vé sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 7 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý sử dụng đường bộ như sau:

    - Việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng vé, cũng như hoàn vé (nếu có), phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.- Vé dịch vụ sử dụng đường bộ không chỉ là chứng từ kiểm soát khi phương tiện qua trạm thu phí mà còn là chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật về hóa đơn. Vé dịch vụ sử dụng đường bộ phát hành theo hình thức "một dừng" chỉ có giá trị tại trạm thu phí phát hành vé đó. Vé điện tử không dừng được áp dụng theo các quy định về thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng.

    - Vé dịch vụ sử dụng đường bộ được bán cho từng phương tiện theo mệnh giá ghi trên vé. Vé tháng, vé quý phải ghi rõ thời gian sử dụng và biển số phương tiện. Các vé này chỉ được sử dụng tại trạm thu phí và trong thời gian ghi trên vé. Nếu phương tiện thay đổi biển số và đã cập nhật thông tin tại đơn vị thu, vé tháng hoặc vé quý vẫn có thể tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn. Khi mua vé tháng, vé quý lần đầu hoặc khi có thay đổi về thông số kỹ thuật trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, người mua cần xuất trình Giấy chứng nhận kiểm định (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) để mua vé theo loại phương tiện tương ứng.

    - Nếu trạm thu phí ngừng thu hoặc tạm dừng thu không xác định thời hạn, đơn vị thu sẽ hoàn lại tiền cho chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý. Số tiền hoàn lại được tính theo tỷ lệ: mức thu chia cho 30 ngày (đối với vé tháng) hoặc 90 ngày (đối với vé quý), nhân với số ngày còn lại của vé kể từ ngày dừng thu hoặc tạm dừng thu.

    - Trong trường hợp thảm họa, dịch bệnh, thiên tai hoặc các tình huống bất khả kháng khác yêu cầu trạm thu phí tạm dừng thu, đơn vị thu sẽ gia hạn thời gian hiệu lực của vé tháng, vé quý. Số ngày gia hạn sẽ bằng số ngày tạm dừng thu, nhưng không vượt quá thời gian còn lại của vé tính từ thời điểm dừng thu.

    Quản lý vé sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT được quy định như thế nào?Quản lý vé sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT được quy định như thế nào? (Nguồn hình internet)

    Theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT để không ảnh hưởng đến giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ khi các yếu tố hình thành giá thay đổi Cục Đường bộ Việt Nam cần có trách nhiêm gì?

    Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT quy định về định giá dịch vụ sử dụng đường bộ như sau:

    Định giá dịch vụ sử dụng đường bộ
    ...
    3. Khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ sử dụng đường bộ thay đổi ảnh hưởng đến giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức lựa chọn các Doanh nghiệp dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh (Doanh nghiệp dự án) lập phương án giá.
    ...

    Theo đó, khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ sử dụng đường bộ thay đổi và tác động đến giá tối đa dịch vụ, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ tổ chức lựa chọn các doanh nghiệp dự án lập phương án giá.

    Kê khai giá sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 8 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT quy định về kê khai giá:

    Kê khai giá
    1. Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm tiếp nhận văn bản kê khai giá, tổ chức việc cập nhật thông tin giá kê khai vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đối với dịch vụ của các tổ chức kinh doanh dịch vụ sử dụng đường bộ.
    2. Cách thức thực hiện và tiếp nhận kê khai giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
    ...

    Như vậy, việc kê khai giá sử dụng đường bộ theo Thông tư 32/2024/TT-BGTVT được Cục Đường bộ Việt Nam hịu trách nhiệm tiếp nhận các văn bản kê khai giá và tổ chức cập nhật thông tin giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đối với các dịch vụ của các tổ chức kinh doanh dịch vụ sử dụng đường bộ.

    Cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc tổ chức thực hiện quản lý giá dịch vụ sử dụng đường bộ?

    Căn cứ Điều 11 Thông tư 32/2024/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện của Cục Đường bộ Việt Nam như sau:

    Trách nhiệm tổ chức thực hiện
    1. Trách nhiệm của Cục Đường bộ Việt Nam:
    a) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý giá tại Thông tư này;
    b) Thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá đối với Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án, Nhà cung cấp dịch vụ thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ.
    ...

    Như vậy, theo quy định Thông tư 32/2024/TT-BGTVT Cục Đường bộ Việt Nam triển khai có trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý giá theo Thông tư này và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và nhà cung cấp dịch vụ thu phí đường bộ.

    Thông tư 32/2024/TT-BGTVT chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

    6