Quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng là trách nhiệm của cơ quan nào?
Nội dung chính
Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Nghị định 22/2021/ NĐ-CP quy định về quản lý đất đai trong khi kinh tế quốc phòng như sau:
Quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế - quốc phòng quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Khi tiến hành lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh đoàn có văn bản thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao đất quốc phòng, cho thuê đất để thực hiện mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế - quốc phòng quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quản lý đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng là trách nhiệm của cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng đất đai trong khu kinh tế quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 28 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định về đất đai trong Khu kinh tế quốc phòng được sử dụng như sau:
Quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế - quốc phòng quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Khi tiến hành lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh đoàn có văn bản thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao đất quốc phòng, cho thuê đất để thực hiện mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Đất trong Khu kinh tế - quốc phòng được sử dụng như sau:
a) Đối với đất được giao cho Đoàn kinh tế - quốc phòng để phát triển kinh tế - xã hội: Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận, bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đối với đất tổ chức sản xuất kinh doanh: Đoàn kinh tế - quốc phòng lập dự án sản xuất, kinh doanh, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê đất triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng: Căn cứ vào quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng, vị trí đóng quân, kế hoạch và dự án đầu tư được phê duyệt, Đoàn kinh tế - quốc phòng làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, đất trong Khu kinh tế - quốc phòng được sử dụng theo quy định cụ thể như sau:
- Đối với đất được giao cho Đoàn kinh tế - quốc phòng để phát triển kinh tế - xã hội: Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận, bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Đối với đất tổ chức sản xuất kinh doanh: Đoàn kinh tế - quốc phòng lập dự án sản xuất, kinh doanh, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê đất triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng: Căn cứ vào quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng, vị trí đóng quân, kế hoạch và dự án đầu tư được phê duyệt, Đoàn kinh tế - quốc phòng làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quản lý kế hoạch sử dụng đất tại Khu kinh tế quốc phòng có nằm trong nội dung quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế quốc phòng không?
Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế quốc phòng như sau:
Nội dung quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế - quốc phòng
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Khu kinh tế - quốc phòng; chế độ, chính sách, cơ chế quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra quy hoạch, kế hoạch và việc chấp hành pháp luật đối với hoạt động trong Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Tổ chức quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Quản lý đầu tư và xây dựng, tài chính, kế toán; sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Quản lý kế hoạch sử dụng đất tại Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với cấp có thẩm quyền về hoạt động của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
6. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong xây dựng, quản lý Khu kinh tế - quốc phòng.
Như vậy, Quản lý kế hoạch sử dụng đất tại Khu kinh tế - quốc phòng năm trong nội dung nội dung quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế - quốc phòng theo như quy định nêu trên.