Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất cho thuê tàu bay được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất cho thuê tàu bay được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 110/2011/NĐ-CP về quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay thì phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất cho thuê tàu bay được quy định cụ thể như sau:
- Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất cho thuê tàu bay là tổng hợp kết quả đánh giá trên cơ sở các đánh giá về pháp lý, kỹ thuật, thương mại và tài chính;
+ Về pháp lý: xem xét quyền hợp pháp đối với tàu bay cho thuê của người cho thuê tàu bay và các yêu cầu pháp lý quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
+ Về kỹ thuật: xem xét sự đáp ứng yêu cầu của tàu bay thuê về tuổi, tình trạng kỹ thuật tàu bay, cấu hình kỹ thuật, các chứng chỉ pháp lý có liên quan. Hồ sơ đề xuất phải được đánh giá là đạt yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét đánh giá tiếp;
+ Về thương mại: xem xét sự đáp ứng yêu cầu của tàu bay thuê về cấu hình ghế, bếp, chương trình giải trí, khả năng chuyển đổi cấu hình để đáp ứng yêu cầu khai thác của doanh nghiệp, lịch giao tàu bay;
+ Về tài chính: đánh giá tổng thể về giá, quỹ bảo dưỡng, chuyển đổi cấu hình, bảo hiểm và các chi phí khác.
- Việc đánh giá kết quả đàm phán trực tiếp cũng được thực hiện theo các chỉ tiêu nêu trên. Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có kết quả đánh giá tổng hợp tốt nhất.