Phường Phạm Đình Hổ sáp nhập đổi tên thành gì?
Nội dung chính
Phường Phạm Đình Hổ sáp nhập đổi tên thành gì?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 1656/NQ-UBTVQH15 năm 2025 quy định về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội
Trên cơ sở Đề án số 369/ĐA-CP ngày 09 tháng 5 năm 2025 của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sắp xếp để thành lập các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội như sau:
[...]
2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Hàng Bài, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Cửa Nam, Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ và phần còn lại của các phường Hàng Bông, Hàng Trống, Tràng Tiền sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 1 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Cửa Nam.
[...]
6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của phường Đồng Nhân, phường Phố Huế, một phần diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các phường Bạch Đằng, Lê Đại Hành, Nguyễn Du, Thanh Nhàn và phần còn lại của phường Phạm Đình Hổ sau khi sắp xếp theo quy định tại khoản 2 Điều này thành phường mới có tên gọi là phường Hai Bà Trưng.
[...]
Như vậy, phường Phạm Đình Hổ sáp nhập được chia thành 2 phường gồm: Phường Cửa Nam và phường Hai Bà Trưng.
Trên đây là nội dung phường Phạm Đình Hổ sáp nhập đổi tên thành gì?
Phường Phạm Đình Hổ sáp nhập đổi tên thành gì? (Hình từ Internet)
Thành phố Hà Nội sau sáp nhập giáp với tỉnh nào?
Căn cứ khoản 3 đến khoản 8 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định về diện tích tự nhiên và các tỉnh giáp với TP Hà Nội sau sáp nhập tỉnh như sau:
Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
[...]
3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 8.375,21 km2, quy mô dân số là 1.799.489 người.
Tỉnh Thái Nguyên giáp các tỉnh Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.
4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ. Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 9.361,38 km2, quy mô dân số là 4.022.638 người.
Tỉnh Phú Thọ giáp các tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.
5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là Bắc Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 4.718,60 km2, quy mô dân số là 3.619.433 người.
Tỉnh Bắc Ninh giáp các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội.
6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 2.514,81 km2, quy mô dân số là 3.567.943 người.
Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Ninh Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Biển Đông
7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Hải Phòng. Sau khi sắp xếp, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 3.194,72 km2, quy mô dân số là 4.664.124 người.
Thành phố Hải Phòng giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh và Biển Đông.
8. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình. Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 3.942,62 km2, quy mô dân số là 4.412.264 người.
Tỉnh Ninh Bình giáp các tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh Hóa, thành phố Hà Nội và Biển Đông.
[...]
Như vậy, thành Phố Hà Nội tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên và Ninh Bình.
Việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 quy định về việc đặt tên, đổi tên của đơn vị hành chính cấp xã như sau:
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ;
- Khuyến khích đặt tên của đơn vị hành chính cấp xã theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin;
- Tên của đơn vị hành chính cấp xã không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh dự kiến hình thành sau sắp xếp.