Phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính không được thể hiện trọn trong các thửa đất xử lý thế nào?
Nội dung chính
Các thửa đất không thể hiện được trọn trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 16 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích quy định như sau:
Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích
...
4. Các thửa đất không thể hiện được trọn trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính hoặc trường hợp phải mở rộng khung để thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn để hạn chế số mảnh bản đồ địa chính tăng thêm ở ranh giới của khu đo hay đường địa giới hành chính thì được mở rộng khung theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này để biên tập trọn thửa và thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn.
Trường hợp khi mở rộng khung trong bản đồ mà vẫn không thể hiện được trọn thửa đất thì giữ nguyên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính, phần ngoài khung được biên tập vào mảnh bản đồ địa chính tiếp giáp bên cạnh; số thửa, diện tích và loại đất được thể hiện trên tờ bản đồ chiếm diện tích phần lớn hơn của thửa đất, còn phần nhỏ hơn của thửa đất chỉ thể hiện loại đất.
...
Như vậy, các thửa đất không thể hiện được trọn trong phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính sẽ được mở rộng khung theo quy định để biên tập trọn thửa và thể hiện hết các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra ngoài phạm vi khung trong tiêu chuẩn, nhằm hạn chế số mảnh bản đồ địa chính tăng thêm ở ranh giới của khu đo hay đường địa giới hành chính.
Trong trường hợp mở rộng khung mà vẫn không thể hiện được trọn thửa đất, thì sẽ giữ nguyên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính, phần ngoài khung sẽ được biên tập vào mảnh bản đồ địa chính tiếp giáp bên cạnh.
Số thửa, diện tích và loại đất sẽ được thể hiện trên tờ bản đồ chiếm diện tích phần lớn hơn của thửa đất, còn phần nhỏ hơn chỉ thể hiện loại đất.
Phạm vi khung trong tiêu chuẩn của một mảnh bản đồ địa chính không được thể hiện trọn trong các thửa đất xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Việc khép vùng được thực hiện cho từng khu vực theo đường địa giới hành chính đối với đối tượng nào?
Căn cứ điểm 6.2 khoản 6 Điều 16 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích quy định như sau:
Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích
...
6. Nhãn thửa, đánh số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất trên bản đồ địa chính
6.1. Trên bản đồ địa chính các thông tin về số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất, loại đất được thể hiện bằng ký hiệu dạng hỗn số quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
6.2. Số thứ tự thửa đất được đánh số hiệu bằng số Ả Rập theo thứ tự từ 01 đến hết trên 01 mảnh bản đồ địa chính, bắt đầu từ thửa đất cực Bắc của mảnh bản đồ địa chính, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo đường zích zắc.
Đối với đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất việc khép vùng được thực hiện cho từng khu vực theo ranh giới khu đo, theo đường địa giới hành chính hoặc theo khung trong tiêu chuẩn của tờ bản đồ và được đánh số thứ tự cùng với các thửa đất.
6.3. Khi biên tập bản đồ địa chính được phép tận dụng các lớp (level) bản đồ số còn bỏ trống để thể hiện yếu tố thuộc tính khác của thửa đất (tên chủ, địa chỉ...).
...
Theo đó, việc khép vùng được thực hiện cho từng khu vực theo đường địa giới hành chính đối với đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất.
Biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chính trùng nhau như thế nào?
Căn cứ điểm 9.2 khoản 9 Điều 16 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích quy định như sau:
Biên tập bản đồ địa chính, tính diện tích
...
9. Biên tập để in bản đồ địa chính
9.1. Việc biên tập để in bản đồ địa chính được thực hiện trên bản sao của các mảnh bản đồ địa chính dạng số thể hiện hiện trạng khi đo vẽ bản đồ.
9.2. Biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chính trùng nhau hoặc trùng đối tượng khác
a) Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì thể hiện đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
b) Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét thì thể hiện đường địa giới hành chính so le hai bên yếu tố đó.
c) Trường hợp đường địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyến hai nét thì thể hiện đường địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó khi khoảng sáng giữa ký hiệu đường địa giới hành chính với các nét của yếu tố đó không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ; trường hợp còn lại vẽ so le hai bên như trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét.
...
Như vậy, biên tập đường địa giới hành chính khi đường địa giới hành chính trùng nhau được thực hiện như sau:
- Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau: Thể hiện đường địa giới hành chính cấp cao nhất.
- Trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét: Thể hiện đường địa giới hành chính so le hai bên yếu tố đó.
- Trường hợp đường địa giới hành chính nằm giữa yếu tố hình tuyến hai nét: Thể hiện đường địa giới hành chính vào tâm của yếu tố đó, khi khoảng sáng giữa ký hiệu đường địa giới hành chính và các nét của yếu tố đó không nhỏ hơn 0,2 mm trên bản đồ.
Nếu không đạt được khoảng sáng như vậy, thì vẽ so le hai bên như trường hợp đường địa giới hành chính trùng với các yếu tố hình tuyến có dạng đường một nét.