Nội dung xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ được thể hiện ở đâu?
Nội dung chính
Nội dung xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ được thể hiện ở đâu?
(1) Nội dung xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ được thể hiện ở đâu?
Căn cứ theo khoản 21 Điều 41 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT:
Điều 41. Việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
...
21. Trường hợp đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp, đăng ký thay đổi nội dung thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thể hiện như sau: “Đã đăng ký thế chấp” hoặc “Đã xóa đăng ký thế chấp” hoặc “Đã đăng ký thay đổi nội dung thế chấp”. Các nội dung cụ thể quy định tại khoản 24 Điều 13 của Thông tư này được thể hiện trên mã QR của Giấy chứng nhận.
...
Theo đó, thông tin xóa đăng ký thế chấp được thể hiện trên mã QR của Giấy chứng nhận.
Trường hợp Giấy chứng nhận được cấp lần đầu: Mã QR sẽ được in tại góc trên bên phải của trang 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có thay đổi thông tin: Mã QR được in tại góc bên phải của cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý”, nằm trong Mục 6 – trang 2 của Giấy chứng nhận.
(2) Nội dung xóa đăng đăng ký thế chấp ghi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 13 Thông tư 10/2024/TT-BTNMT:
Theo đó, trường hợp xóa đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì ghi như sau:
Trường hợp xoá đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thể hiện: “Xoá nội dung đăng ký thế chấp ngày .../.../... theo hồ sơ số ... (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”. |
Trên đây là nội dung về Nội dung xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ được thể hiện ở đâu?
Nội dung xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ được thể hiện ở đâu? (Hình từ Internet)
Thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Quyết định 1334/QĐ-BTP năm 2025, thủ tục xóa đăng ký thế chấp Sổ đỏ được quy định như sau:
(1) Trình tự thực hiện: - Nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai - Sở Nông nghiệp và Môi trường/Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai); Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ. - Trường hợp không có căn cứ từ chối thì Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả. (2) Cách thức thực hiện: - Qua hệ thống đăng ký trực tuyến; - Nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính; - Qua thư điện tử. Cách thức nộp hồ sơ đăng ký qua hệ thống đăng ký trực tuyến, qua thư điện tử (quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP) đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. (3) Thời hạn giải quyết: - Trong ngày làm việc nhận được hồ sơ hợp lệ; nếu thời điểm nhận hồ sơ sau 15 giờ cùng ngày thì có thể hoàn thành việc đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp cơ quan đăng ký có lý do chính đáng phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. - Trường hợp hồ sơ đăng ký đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được nộp thông qua Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì thời hạn giải quyết hồ sơ được tính từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.
|
Người nhận thế chấp Sổ đỏ có quyền bán nhà đất để trừ nợ hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015:
Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Theo đó, phương thức xử lý tài sản thế chấp được chia thành 02 trường hợp sau:
(1) Trường hợp 1: Có thỏa thuận
Theo đó, các bên thế chấp có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý như sau:
- Bán đấu giá nhà đất.
- Bên nhận thế chấp tự chuyển nhượng nhà đất (bán nhà đất).
- Bên nhận thế chấp nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp (sang tên Sổ đỏ để đứng tên mình).
- Phương thức khác.
(2) Trường hợp 2: Không có thỏa thuận
Nếu không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản thế chấp theo quy định trên thì nhà đất được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác (theo khoản 2 Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015).
Tóm lại, người nhận thế chấp Sổ đỏ có quyền bán nhà đất để trừ nợ nếu bên thế chấp không trả tiền hoặc trả không đủ