Những nguồn vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm những nguồn nào?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Thương Huyền
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Những nguồn vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm những nguồn nào? Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Những nguồn vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm những nguồn nào?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 115 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở
    ...
    4. Vốn để phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bao gồm:
    a) Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư; vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
    b) Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
    c) Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 của Luật này;
    d) Vốn từ Quỹ phát triển đất;
    đ) Vốn từ tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật, vốn từ đóng góp của người được tái định cư đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
    e) Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
    g) Nguồn vốn hợp pháp khác.
    5. Vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm:
    a) Vốn của cá nhân;
    b) Vốn hợp tác giữa các cá nhân; vốn hỗ trợ của dòng họ, cộng đồng dân cư;
    c) Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
    d) Vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội;
    đ) Nguồn vốn hợp pháp khác.

    Theo đó, vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm các nguồn sau:

    - Vốn của cá nhân;

    - Vốn hợp tác giữa các cá nhân; vốn hỗ trợ của dòng họ, cộng đồng dân cư;

    - Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;

    - Vốn hỗ trợ của Nhà nước đối với các trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội;

    - Nguồn vốn hợp pháp khác.

    Những nguồn vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm những nguồn nào?

    Những nguồn vốn để phát triển nhà ở của cá nhân bao gồm những nguồn nào? (Hình ảnh Internet)

    Phương thức phát triển nhà ở của cá nhân được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Luật Nhà ở 2023 quy định phương thức phát triển nhà ở của cá nhân như sau:

    (1) Cá nhân tại khu vực nông thôn thực hiện xây dựng nhà ở theo các phương thức sau đây:

    - Tự tổ chức xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng hoặc được tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ xây dựng nhà ở;

    - Thuê đơn vị, cá nhân có năng lực về hoạt động xây dựng để xây dựng nhà ở đối với trường hợp pháp luật về xây dựng yêu cầu phải có đơn vị, cá nhân có năng lực thực hiện xây dựng;

    - Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở.

    (2) Cá nhân tại khu vực đô thị thực hiện xây dựng nhà ở theo phương thức quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 55 Luật Nhà ở 2023 và phương thức sau đây:

    - Hợp tác để cải tạo, chỉnh trang đô thị trong đó có nhà ở hoặc để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định Luật Nhà ở 2023;

    - Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở bằng việc góp quyền sử dụng đất, góp vốn, nhân công, vật liệu và công sức của các thành viên trong nhóm hợp tác.

    Các thành viên trong nhóm hợp tác phải thỏa thuận về cách thức góp quyền sử dụng đất, góp vốn, nhân công, vật liệu, công sức, thời gian thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các thành viên và cam kết thực hiện thỏa thuận của nhóm hợp tác.

    Cá nhân phát triển nhà ở cần đáp ứng những yêu cầu gì?

    Căn cứ theo Điều 54 Luật Nhà ở 2023 quy định về yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân sau đây:

    - Phải phù hợp với quy hoạch xây dựng và tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng.

    - Việc xây dựng nhà ở phải bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, yêu cầu vệ sinh, môi trường, kiến trúc, cảnh quan và không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với công trình xây dựng liền kề.

    - Việc xây dựng, cải tạo nhà ở phải kết hợp với việc giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện sản xuất của từng khu vực, từng vùng, miền, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa.

    - Việc xây dựng nhà ở trong dự án phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng của dự án đã được phê duyệt.

    - Cá nhân chỉ được xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng của mình, được Nhà nước giao, bao gồm cả trường hợp giao đất do bồi thường về đất, đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thuê, mượn của tổ chức, cá nhân khác.

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để cá nhân bảo tồn, bảo trì, cải tạo nhà ở trong khu vực cần bảo tồn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử

    69
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ