Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự được quy định như thế nào? Văn bản nào hiện tại đang quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự được quy định như thế nào?

    - Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong hoạt động điều tra hình sự được quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2014/TT-BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Cụ thể là:

    + Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì xây dựng kế hoạch giải quyết báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì sau khi tiếp nhận chuyển ngay cho cơ quan, đơn vị điều tra có thẩm quyền kèm theo các tài liệu có liên quan (nếu có). Trong trường hợp cấp bách, cần ngăn chặn ngay hành vi phạm tội, thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì phải có biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

    Định kỳ hàng tháng, báo cáo Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (qua Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an) về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

    + Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự năm 1999 thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ) do trực tiếp phát hiện thông qua đấu tranh chuyên án hoặc trong các chuyên án của phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh chuyển lên do gặp khó khăn trong việc phá án.

    + Phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định vụ án hình sự theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

    + Theo dõi, chỉ đạo giải quyết các chuyên án, vụ án hình sự chưa rõ đối tượng phạm tội do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh (phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) xin ý kiến.

    - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trực thuộc Tổng cục Cảnh sát của Công an nhân dân Viêt Nam. Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng cục trưởng, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong cả nước tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội; trực tiếp điều tra những vụ án về trật tự xã hội theo quy định của pháp luật và của Bộ trưởng Bộ Công an.

    - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thực hiện chức năng chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trong cả nước tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm về trật tự xã hội; trực tiếp điều tra những vụ án về trật tự xã hội.

    - Trong quá trình thực hiện, chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phải đảm bảo tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm báo nhanh chóng, chính xác, khách quan và toàn diện.

    - Khi có tin tố giác, tin báo về hành vi vi phạm pháp luật hình sự, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự thì phải có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền. Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trực tiếp giải quyết và thực hiện thu thập tài liệu, chứng cứ, bảo vệ hiện trường trong trường hợp cấp bách.

    - Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội quyết định khở tố vụ án hình sự, tiến hành điều tra đối với các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; xâm phạm quyền tự do dân chủ, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân; vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, trật tự quản lý hành chính, hoạt động tư pháp.

    5