Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng? Đối tượng nào được vay vốn Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng?

Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng? Đối tượng nào được vay vốn Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng?

Nội dung chính

    Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng?

    Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động quỹ phát triển nhà ở ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định về nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng như sau:

    - Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm mở tài khoản giao dịch riêng tại Kho bạc Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng để nhận vốn ủy thác và hoạt động theo quy định.

    - Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm hạch toán tách bạch vốn nhận ủy thác và tài sản hình thành từ vốn nhận ủy thác (nếu có) với nguồn vốn hoạt động và tài sản của Quỹ Đầu tư phát triển.

    - Quỹ Đầu tư phát triển được sử dụng con dấu của mình để thực hiện toàn bộ nhiệm vụ nhận ủy thác.

    - Quỹ Phát triển nhà ở hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; Quỹ Đầu tư phát triển có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhận ủy thác của Quỹ Phát triển nhà ở.

    - Quỹ Đầu tư phát triển được sử dụng nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở đã nhận ủy thác để thực hiện cho vay. Việc cho vay phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng và điều kiện vay vốn theo quy định pháp luật hiện hành và Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động quỹ phát triển nhà ở ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng;

    - Người vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng cho vay.

    - Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng để chiếm đoạt và sử dụng nguồn vốn Quỹ Phát triển nhà ở không đúng mục đích; tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Trong đó, Quỹ Đầu tư phát triển quản lý toàn bộ nguồn vốn hoạt động và nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định pháp luật của Quỹ Phát triển nhà ở.

    Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng? Đối tượng nào được vay vốn Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng?

    Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn của Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng?       Đối tượng nào được vay vốn Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng?(Hình từ Internet) 

    Đối tượng nào được vay vốn Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng?

    Các đối tượng được vay vốn Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng được quy định tại Điều 5 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động quỹ phát triển nhà ở ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Dồng, bao gồm:

    - Đối với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thực hiện theo Điều 57 Luật Nhà ở 2023 và phù hợp với chương trình phát triển nhà ở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

    - Đối với cá nhân vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở thực hiện theo Khoản 6 và Khoản 7 Điều 49 Luật Nhà ở 2023 và các đối tượng khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

    Điều kiện vay vốn Quỹ Phát triển nhà ở Lâm Đồng

    Tại Điều 6 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động quỹ phát triển nhà ở ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng, Quỹ Đầu tư phát triển xem xét và quyết định cho vay khi các đối tượng cho vay đảm bảo có đủ các điều kiện như sau:

    (1) Điều kiện cho vay vốn đối với chủ đầu tư dự án

    - Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc chương trình, kế hoạch đầu tư nhà ở xã hội của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    - Có dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về nhà ở;

    - Đã có quyết định giao đất hoặc đã có quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và đã hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng;

    - Đã được cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

    - Có phương án vay theo quy định tại Quy chế này;

    - Thực hiện bảo đảm tiền vay, thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật.

    (2) Điều kiện cho vay vốn đối với cá nhân

    - Điều kiện chung:

    + Thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy chế quản lý nguồn vốn ủy thác và hoạt động quỹ phát triển nhà ở ban hành kèm theo Quyết định 78/QĐ-UBND năm 2022.

    + Có mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.

    + Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ.

    + Có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.

    + Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng giá trị quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở hoặc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    + Có Giấy đề nghị vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, mua nhà ở xã hội; trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống.

    - Vay vốn ưu đãi để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở:

    + Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất tại địa phương cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai.

    + Có dự toán hoặc phương án tính toán giá thành, có giấy phép xây dựng đối với trường hợp yêu cầu phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật thì được xem xét cho vay vốn phù hợp với thời hạn được tồn tại của công trình.

    + Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát; trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích bình quân dưới 10 m2 sàn/người.

    - Vay vốn để mua nhà ở xã hội: Có hợp đồng mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về nhà ở. 

    6