Người mua nhà ở xã hội có phải thanh toán tiền mua nhà một lần trước khi được cấp giấy chứng nhận nhà ở không?

Người mua nhà ở xã hội có phải thanh toán tiền mua nhà một lần trước khi được cấp giấy chứng nhận nhà ở không?

Nội dung chính

    Người mua nhà ở xã hội có phải thanh toán tiền mua nhà một lần trước khi được cấp giấy chứng nhận nhà ở không?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội
    1. Việc bán nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định sau đây:
    a) Việc bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện khi bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 88 của Luật này; việc bán nhà ở xã hội có sẵn chỉ được thực hiện khi bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 88 của Luật này;
    b) Việc mua bán nhà ở xã hội phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 163 của Luật này;
    c) Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng số tiền ứng trước lần đầu không vượt quá 30% giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền đặt cọc (nếu có), tổng số tiền các lần thanh toán không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị hợp đồng đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;
    d) Bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
    đ) Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua nhà ở xã hội đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc bán lại cho đối tượng thuộc trường hợp được mua nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế;
    e) Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho đối tượng có nhu cầu nếu đã được cấp Giấy chứng nhận; bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế, trừ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì bên bán phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.
    ...

    Căn cứ quy định trên, người mua nhà ở xã hội không phải thanh toán tiền mua nhà một lần. Việc ứng tiền trước của của người mua nhà ở xã hội được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng số tiền ứng trước lần đầu không vượt quá 30% giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền đặt cọc (nếu có), tổng số tiền các lần thanh toán không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị hợp đồng đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.

    Người mua nhà ở xã hội có phải thanh toán tiền mua nhà một lần trước khi được cấp giấy chứng nhận nhà ở không?Người mua nhà ở xã hội có phải thanh toán tiền mua nhà một lần trước khi được cấp giấy chứng nhận nhà ở không? (Hình từ Internet)

    Người mua nhà có quyền yêu cầu bồi thường khi chủ đầu tư chậm bàn giao nhà không?

    Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 434 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán
    1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
    2. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
    ...

    Đồng thời, Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
    Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Như vậy, việc chủ đầu tư chậm bàn giao nhà là vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, bên mua nhà có quyền yêu cầu chủ đầu tư bồi thường thiệt hại theo quy định.

    Về vấn đề này, Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
    1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
    2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
    3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

    Bên cạnh đó, Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định:

    Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng
    1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
    2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
    3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

    Căn cứ các quy định trên, trường hợp chủ đầu tư chậm bàn giao nhà, người mua có thể yêu cầu chủ đầu tư bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần. Không chỉ vậy, người mua còn có quyền yêu cầu chủ đầu tư chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở riêng lẻ gồm những tài liệu gì?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 quy định:

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
    1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:
    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
    b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
    d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

    Căn cứ quy định trên, để được cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư cần chuẩn bị một số tài liệu như:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở riêng lẻ;

    - Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Bản vẽ thiết kế xây dựng;

    - Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

    28