Thứ 6, Ngày 25/10/2024
10:23 - 22/10/2024

Nền móng của trụ (mố) đỡ tháp cầu trong thiết kế cầu treo dân sinh được quy định như thế nào?

Nền móng của trụ (mố) đỡ tháp cầu trong thiết kế cầu treo dân sinh được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Nền móng của trụ (mố) đỡ tháp cầu trong thiết kế cầu treo dân sinh được quy định như thế nào?

    Nền móng của trụ (mố) đỡ tháp cầu trong thiết kế cầu treo dân sinh được quy định tại Điều 16 Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

    - Chọn loại móng, chiều sâu đặt móng cho trụ (mố) phải căn cứ vào tính toán nền đất, điều kiện xói lở. Ưu tiên xét phương án móng nông trên nền tự nhiên để giảm giá thành xây dựng cầu.

    - Nền móng của công trình được thiết kế theo hướng dẫn ở Phần 10 của Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 theo lý thuyết các trạng thái giới hạn.

    - Biện pháp chống xói cho khu vực móng trụ (mố)

    + Khi tốc độ dòng chảy từ v = 1,5 m/s đến 2,0 m/s và sóng vỗ nhẹ, dùng các hình thức gia cố mái dốc đường vào cầu như trồng cỏ, lát đá khan hoặc miết mạch, dùng tấm bê tông có cọc ghim vào mái dốc hoặc các hình thức gia cố phù hợp khác.

    - Khi tốc độ dòng chảy lớn hơn 2,0 m/s, chiều cao của nền đắp cao hơn 8,0 m, chiều cao tự do của thân trụ tháp (kể từ cao độ mặt cầu đến mặt đất tự nhiên) lớn hơn 4,0 m thì phải xây đá vữa xi măng mác 100 để chống xói cho mái dốc của đường vào cầu và xếp các rọ đá chống xói cho mép móng trụ tháp. Ngoài ra có thể áp dụng các biện pháp chống xói khác.

     

    7