Những căn cứ và trình tự khảo sát địa hình để thiết kế cầu treo dân sinh được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Những căn cứ và trình tự khảo sát địa hình để thiết kế cầu treo dân sinh được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGTVT hướng dẫn công tác thiết kế, thi công và nghiệm thụ cầu treo dân sinh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về những căn cứ và trình tự khảo sát địa hình để thiết kế cầu treo dân sinh như sau:
(1) Căn cứ đề cương khảo sát của đơn vị thiết kế để xác định các yếu tố hình học và quy mô của đường và cầu.
(2) Trình tự tiến hành
- Định vị đường và cầu trên bản đồ và ngoài thực địa;
- Đo đạc địa hình lên bình đồ cao độ khu vực;
- Dự kiến thêm các phương án để so sánh chọn phương án tốt nhất;
- Cắm lại, đo đạc chi tiết phương án được chọn để có tài liệu cơ sở dùng cho thiết kế kỹ thuật thi công.
(3) Trắc dọc đường rải 25,0 m một cọc, trắc ngang đo rộng ra mỗi bên 25,0 m.
(4) Nên cung cấp các tài liệu sau khi khảo sát địa hình:
- Thuyết minh chung;
- Bình đồ cao độ tổng thể khu vực TL 1/500;
- Bình đồ cao độ chi tiết đường và cầu: TL 1/200;
- Trắc dọc đường và cầu: TL/500;
- Mặt cắt ngang đường và cầu: TL 1/200;
- Các văn bản điều tra các sổ sách đo đạc.