Mẫu Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS 2024 - 2025? Tải Mẫu Bản tự xếp loại hạnh kiểm ở đâu?
Nội dung chính
Mẫu Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS 2024 - 2025? Tải Mẫu Bản tự xếp loại hạnh kiểm ở đâu?
Có thể tham khảo Mẫu Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS 2024 - 2025 như sau:
>> Tải Mẫu Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS 2024 - 2025 Tại đây
Mẫu Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS 2024 - 2025? Tải Mẫu Bản tự xếp loại hạnh kiểm ở đâu? (Hình ảnh từ Internet)
Ưu điểm của bản thân trong bản kiểm điểm xét hạnh kiểm cuối năm của học sinh viết ra sao?
Khi viết về ưu điểm của bản thân, bạn nên trình bày trung thực, súc tích và thể hiện rõ những điểm mạnh về học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động trong năm học. Dưới đây là một số gợi ý:
(1) Học tập:
- Luôn chăm chỉ, cố gắng hoàn thành đầy đủ các bài tập và nhiệm vụ được giao.
- Thường xuyên chủ động phát biểu xây dựng bài.
- Có tiến bộ trong các môn học, đặc biệt là (tên môn học nổi bật nếu có).
- Đạt thành tích tốt trong các kỳ thi, kiểm tra.
(2) Rèn luyện đạo đức:
- Luôn có ý thức tốt trong việc giữ gìn kỷ luật lớp học và nhà trường.
- Tôn trọng thầy cô giáo, hòa đồng, giúp đỡ bạn bè.
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy của lớp và trường.
(3) Tham gia hoạt động ngoại khóa:
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn, đội và phong trào do nhà trường tổ chức.
- Hỗ trợ nhiệt tình các bạn trong lớp khi tham gia các hoạt động tập thể.
- Tham gia các chương trình văn nghệ, thể thao (nếu có).
(4) Ý thức tự rèn luyện:
- Luôn tự giác trong học tập và rèn luyện bản thân.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường trường học.
- Biết tiếp thu ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè để hoàn thiện bản thân.
Ví dụ mẫu ưu điểm của bản thân:
Trong năm học vừa qua, em luôn cố gắng học tập chăm chỉ, hoàn thành tốt các bài tập và nhiệm vụ được giao. Em có ý thức rèn luyện đạo đức, tôn trọng thầy cô và hòa đồng với bạn bè. Em cũng tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường như phong trào văn nghệ và thể thao. Ngoài ra, em tự giác giữ gìn vệ sinh chung và chấp hành nghiêm túc các nội quy nhà trường. Những ý kiến đóng góp của thầy cô em luôn ghi nhận và cố gắng cải thiện để tiến bộ hơn.
( Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học có bao nhiêu mức?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDDT quy định kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
(1) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì
- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
(2) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.
- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.