Cách viết bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS học kỳ 1 2024 2025
Nội dung chính
Cách viết bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS học kỳ 1 2024 2025
Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS năm học 2024 2025 là một tài liệu mà học sinh tự viết hoặc điền nhằm tự đánh giá và xếp loại mức độ rèn luyện, đạo đức, ý thức, và thái độ của bản thân trong năm học.
Bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS thường được yêu cầu hoàn thành vào cuối học kỳ hoặc cuối năm học, phù hợp với các tiêu chí đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học đó.
Với mục đích chính:
- Đánh giá mức độ tự giác và nhận thức của học sinh trong quá trình rèn luyện.
- Ghi nhận những ưu điểm và khuyết điểm của học sinh để có kế hoạch cải thiện.
- Tạo cơ hội để học sinh tự phản tỉnh và cam kết với bản thân.
Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS học kỳ 1 2024 2025 như sau:
Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS học kỳ 1 2024 2025
Tải mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS học kỳ 1 2024 2025: Tải về.
Tham khảo cách viết bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS học kỳ 1 2024 2025:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------o0o---------
BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN
Học kì I (năm học 2024 - 2025)
Em tên là: .......................................................................................................
Học sinh lớp ......... Trường: ...........................................................................
Trong học kì I (năm học 2024 - 2025) vừa qua, em đã có những ưu điểm cũng như khuyết điểm sau:
(1) Về ưu điểm:
- Hoạt động phong trào: Tích cực tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20/11, hưởng ứng phong trào tổng vệ sinh "Giữ trường lớp sạch đẹp".
- Học tập: Hoàn thành bài tập đầy đủ, học đều các môn và đạt thành tích giỏi với điểm trung bình học kỳ 8.7.
- Vấn đề khác: Luôn có thái độ tôn trọng giáo viên và hòa đồng với bạn bè.
(2) Khuyết điểm:
Trong học kỳ vừa qua em đã vi phạm một số lỗi:
- Vắng không phép: 1 lần.
- Không làm bài tập: 2 lần (đã khắc phục và hoàn thành sau giờ học).
- Vi phạm khác: Không
(4) Tự xếp loại hạnh kiểm: Tốt.
(5) Ý kiến cá nhân: Em cam kết sửa chữa các lỗi đã gặp phải, nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện bản thân và học tập tốt hơn trong thời gian tới.
Trên đây là bản tự kiểm về cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm tốt cho em.
Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn trong học kì tới. Em xin cảm ơn!
............., ngày ... tháng ... năm .......
Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)
Cách viết bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THCS học kỳ 1 2024 2025 (Ảnh từ Internet)
Hình thức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THPT bao gồm những hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:
Hình thức đánh giá
1. Đánh giá bằng nhận xét
a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Học sinh dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của bản thân.
c) Cha mẹ học sinh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tham gia vào quá trình giáo dục học sinh cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh.
d) Đánh giá bằng nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
2. Đánh giá bằng điểm số
a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Như vậy, có 3 hình thức đánh giá:
(1) Đánh giá bằng nhận xét.
(2) Đánh giá bằng điểm số.
(3) đánh giá đối với các môn học.