15:01 - 04/11/2024

Lương công an mới tốt nghiệp đại học loại giỏi là bao nhiêu?

Lương công an mới tốt nghiệp đại học loại giỏi là bao nhiêu? Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương công an nhân dân được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Lương công an mới tốt nghiệp đại học loại giỏi là bao nhiêu?

    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:

    Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
    1. Đối tượng xét phong cấp bậc hàm:
    a) Sinh viên, học sinh hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân, khi tốt nghiệp được phong cấp bậc hàm như sau:
    Đại học: Thiếu úy;
    Trung cấp: Trung sĩ;
    Sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc được phong cấp bậc hàm cao hơn 01 bậc;
    b) Cán bộ, công chức, viên chức hoặc người tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển chọn vào Công an nhân dân thì căn cứ vào trình độ được đào tạo, quá trình công tác, nhiệm vụ được giao và bậc lương được xếp để phong cấp bậc hàm tương ứng;
    c) Chiến sĩ nghĩa vụ được phong cấp bậc hàm khởi điểm là Binh nhì.
    ...

    Căn cứ quy định trên, sinh viên hưởng sinh hoạt phí tại trường Công an nhân dân khi tốt nghiệp đại học loại giỏi sẽ được xét phong cấp hàm thiếu úy.

    Căn cứ quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, hệ số lương của cấp bật quân hàm thiếu úy là 4,20.

    Đồng thời, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV, công thức tính lương đối với thiếu úy là:

    (Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) = (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) x (Hệ số phụ cấp hiện hưởng)

    Theo đó, mức lương công an mới tốt nghiệp đại học loại giỏi được tính như sau:

    2.340.000 x 4,20 = 9.828.000 đồng

    Như vậy, lương công an mới tốt nghiệp loại giỏi là 9.828.000 đồng/tháng.

    Lương công an mới tốt nghiệp đại học loại giỏi là bao nhiêu?

    Lương công an mới tốt nghiệp đại học loại giỏi là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương công an nhân dân được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP

    Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương
    ...
    3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương
    a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
    b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
    c) Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
    d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
    đ) Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.

    Như vậy, nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương công an nhân dân được thực hiện theo quy định trên.

    Ai có quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong công an nhân dân?

    Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:

    Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
    1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
    2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
    3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
    4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó.

    Căn cứ quy định trên, thì thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân như sau:

    - Chủ tịch nước có thẩm quyền phong, thăng, gián, tước cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân;

    - Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an;

    - Bộ trưởng Bộ Công an có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.

    24