LUC là đất gì? Ký hiệu LUC là đất gì trong nhóm đất nông nghiệp?
Nội dung chính
LUC là đất gì? Ký hiệu LUC là đất gì trong nhóm đất nông nghiệp?
Căn cứ Thông tư 08/2024/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được ban hành. Trong đó, mã ký hiệu loại đất, mã ký hiệu đối tượng sử dụng đất, mã ký hiệu đối tượng được giao quản lý đất có nêu rõ về LUC là đất gì.
Cụ thể, theo danh mục mã ký hiệu loại đất, mã ký hiệu đối tượng sử dụng đất trong thống kê, kiểm kê đất đai thì LUC là ký hiệu đất chuyên trồng lúa, thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Như vậy, LUC là đất gì đó chính là đất chuyên trồng lúa, một loại trong đất trồng cây hằng năm.
LUC là đất gì? Ký hiệu LUC là đất gì trong nhóm đất nông nghiệp? (Hình từ Internet)
Mức nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất do ai quy định?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa như sau:
Điều 12. Quy định về nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, trừ các công trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về xây dựng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Việc nộp tiền quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, mức nộp để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, mức nộp tiền để nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa - đất trồng cây hằng năm bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao như nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định về hỗ trợ địa phương sản xuất lúa như sau:
Điều 14. Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
a) Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
b) Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
c) Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
2. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều này được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.
3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.
4. Đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với chính sách quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này áp dụng nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành tương ứng từng thời kỳ.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ đất trồng lúa theo quy định.
Theo đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
- Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
- Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
- Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Như vậy, ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.