Lập thiết kế kỹ thuật dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính từ ngày 15/01/2025 gồm những nội dung chính nào?
Nội dung chính
Lập thiết kế kỹ thuật dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính từ ngày 15/01/2025 gồm những nội dung chính nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính gồm các nội dung chính sau:
- Sự cần thiết;
- Cơ sở pháp lý;
- Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi nhiệm vụ;
- Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất của địa phương nơi thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính;
- Tình hình đo đạc lập bản đồ địa chính của địa phương; hiện trạng và khả năng sử dụng tài liệu đo đạc và bản đồ, gồm bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, tài liệu ảnh, các loại tài liệu, bản đồ khác và hồ sơ địa giới đơn vị hành chính;
- Hiện trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính của cơ quan có chức năng quản lý đất đai của địa phương và các đơn vị thuộc nếu có;
- Xác định khối lượng từng hạng mục công việc;
Đối với trường hợp lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp quy định tại Điều 181 Luật Đất đai 2024 thì căn cứ tình hình thực tế, xác định các vị trí, khu vực, số lượng và mật độ mốc ranh giới cần thực hiện cắm trên thực địa.
- Thiết kế và giải pháp kỹ thuật;
- Dự toán kinh phí;
- Đánh giá tính khả thi và rủi ro thực hiện;
- Đóng gói, giao nộp sản phẩm;
- Tổ chức thực hiện.
Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính từ ngày 15/01/2025 gồm những nội dung chính nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp đo đạc bản đồ địa chính được quy định ra sao từ 15/01/2025?
Phương pháp đo đạc bản đồ địa chính theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT như sau:
(1) Phương pháp đo đạc gồm phương pháp đo trực tiếp tại thực địa và phương pháp đo từ ảnh hàng không kết hợp với đo trực tiếp tại thực địa, cụ thể:
- Phương pháp đo trực tiếp tại thực địa sử dụng thiết bị đo tích hợp chức năng đo góc và đo chiều dài chính xác mà số liệu đo được đọc tự động, hiển thị trên màn hình và có thể ghi lại được dưới dạng tệp số liệu trong cùng một thiết bị (sau đây gọi là máy toàn đạc điện tử) là chủ yếu, có kết hợp với việc sử dụng thước thép hoặc máy đo chiều dài;
- Phương pháp đo trực tiếp tại thực địa sử dụng công nghệ định vị, dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh toàn cầu Global Navigation Sattelite System GNSS (sau đây gọi là công nghệ GNSS) là chủ yếu, có kết hợp với việc sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc thước thép hoặc máy đo chiều dài;
- Phương pháp đo từ ảnh hàng không, gồm ảnh chụp từ máy bay hoặc các thiết bị bay khác (sau đây gọi là ảnh hàng không), kết hợp với phương pháp đo trực tiếp tại thực địa.
(2) Phương pháp đo đạc quy định tại khoản (1) được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính theo từng tỷ lệ như sau:
- Phương pháp đo đạc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ;
- Phương pháp đo đạc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1.000 trừ khu vực đất ở, tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;
- Phương pháp đo đạc quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT được áp dụng để thành lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000;
- Việc lựa chọn phương pháp đo đạc được xác định cụ thể cho từng khu đo để đảm bảo yêu cầu về độ chính xác của bản đồ địa chính tương ứng theo từng tỷ lệ quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT; phạm vi, yêu cầu kỹ thuật và giải pháp thực hiện được nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán, phương án nhiệm vụ.
(3) Trường hợp sử dụng phương pháp đo đạc không thuộc trường hợp quy định tại các khoản (1 hoặc phương pháp đo không phù hợp với quy định tại khoản (2) thì trước khi được đưa vào sử dụng, phương pháp đo đạc đó phải được thực nghiệm tại tối thiểu 03 khu vực khác nhau như sau:
- Tại khu đo dự kiến sử dụng phương pháp đó hoặc khu vực có thửa đất tương đồng về loại đất và mật độ thửa đất, diện tích mỗi khu vực tối thiểu 10 ha;
- Đạt độ chính xác theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 8 Thông tư 26/2024/TT-BTNMT sau khi kiểm tra 100% số điểm đo và số thửa đất bằng phương pháp quy định tại khoản (1) và khoản (2);
- Việc thực nghiệm và lập báo cáo kết quả thực nghiệm do đơn vị đề xuất phương pháp đo đạc tổ chức thực hiện, chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của phương pháp đó và nội dung của báo cáo về kết quả thực nghiệm. Nội dung thực nghiệm và báo cáo về kết quả thực nghiệm gồm quy trình, quy phạm, các bước thực hiện đo đạc, yêu cầu kỹ thuật chủ yếu và tính khả thi về điều kiện áp dụng và chi phí thực hiện.
Thông tư 26/2024/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/01/2025.