Kỹ thuật điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định thế nào?

Quy định về kỹ thuật điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Thông tư 29 được quy định như thế nào?

Nội dung chính

     

    Kỹ thuật điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dựa theo quy định nào? 

    Căn cứ Điều 62 Thông tư 29/2024/TT-BTNMT, kỹ thuật điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất dựa theo quy định như sau:

    - Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II của Thông tư 29/2024/TT-BTNMT.

    - Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thực hiện theo quy định tại Chương III và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất của thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo quy định Chương IV Thông tư 29/2024/TT-BTNMT.

    - Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V Thông tư 29/2024/TT-BTNMT.

    - Điều chỉnh kế hoạch sử dụng hằng năm cấp huyện được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương V Thông tư 29/2024/TT-BTNMT.

    - Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định tại Chương VI Thông tư 29/2024/TT-BTNMT.

    Những quy định này nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 

    Kỹ thuật điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định thế nào? (hình từ internet)

    Kỹ thuật điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định thế nào? (hình từ internet)

    Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai? 

    Theo khoản 1 Điều 73 Luật Đất đai 2024 thì việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

    - Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải do cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quyết định hoặc phê duyệt;

    - Cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chịu trách nhiệm tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    - Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

    - Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất đã được quy hoạch sử dụng đất cấp trên xác định, phân bổ;

    - Tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đất đai 2024.

    Phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được xây dựng như thế nào? 

    Theo Điều 28 Thông tư 29/2024/TT-BTNMT quy định: 

    Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
    1. Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử dụng đất, gồm:
    a) Các chỉ tiêu về kinh tế;
    b) Các chỉ tiêu về xã hội;
    c) Các chỉ tiêu về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
    d) Các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;
    đ) Các chỉ tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng.
    2. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và điều 4, 5 và 6 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP; xây dựng hệ thống biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ kèm theo.
    3. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và phân theo đơn vị hành chính cấp huyện, gồm:
    a) Chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ cho cấp tỉnh;
    b) Các chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của tỉnh. Đối với các chỉ tiêu sử dụng đất còn lại mà quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh không xác định thì được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện xác định.
    4. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong thời kỳ quy hoạch và phân theo đơn vị hành chính cấp huyện.
    5. Xác định diện tích đất cần thu hồi trong thời kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
    6. Xác định diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai trong thời kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
    7. Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp trong thời kỳ quy hoạch và phân theo đơn vị hành chính cấp huyện.
    8. Khoanh vùng các khu vực sử dụng đất cần quản lý nghiêm ngặt trong thời kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
    9. Phân kỳ quy hoạch sử dụng cho từng kỳ kế hoạch 05 năm theo nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này. Đối với nội dung quy định tại khoản 3 Điều này được phân đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
    10. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh, gồm:
    a) Đánh giá tác động đến nguồn thu, chi từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thu hồi đất;
    b) Đánh giá tác động đến mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
    c) Đánh giá tác động đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực;
    d) Đánh giá tác động đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất; đất đai cho người dân tộc thiểu số;
    đ) Đánh giá tác động đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng; tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc;
    e) Đánh giá tác động đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, khả năng đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ.
    11. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất, gồm:
    a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu;
    b) Giải pháp về nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
    c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
    12. Xây dựng hệ thống biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ.
    13. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, gồm:
    a) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (bản đồ số và bản đồ in);
    b) Bản đồ chuyên đề, gồm: bản đồ đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và các bản đồ chuyên đề cho các loại đất khác (nếu có) tùy vào điều kiện của từng tỉnh để đảm bảo thể hiện được nội dung quy hoạch trên bản đồ.
    14. Xây dựng báo cáo chuyên đề về phương án quy hoạch sử dụng đất.

    Như vậy, việc xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cần xác định, xây dựng và lập theo các chỉ tiêu như quy định trên. 

     

    42