Kiên Giang có sáp nhập tỉnh không? Kiên Giang sáp nhập với tỉnh An Giang?

Kiên Giang có sáp nhập tỉnh không? Kiên Giang sáp nhập với tỉnh An Giang? Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí như thế nào?

Nội dung chính

Kiên Giang có sáp nhập tỉnh không? Kiên Giang sáp nhập với tỉnh An Giang?

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII ngày 12/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025.

Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định về việc thông qua một số nội dung cụ thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có quy định về việc dự kiến Kiên Giang sáp nhập với tỉnh An Giang như sau:

Về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: (1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. (2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo). (3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Theo đó, tại Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có quy định về việc thống nhất Kiên Giang có sáp nhập tỉnh với An Giang.

Như vậy, Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 đã quy định về việc thống nhất Kiên Giang sáp nhập với tỉnh An Giang và trung tâm chính trị- hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang hiện nay.

Kiên Giang có sáp nhập tỉnh không? Kiên Giang sáp nhập với tỉnh An Giang?

Kiên Giang có sáp nhập tỉnh không? Kiên Giang sáp nhập với tỉnh An Giang? (Hình từ Internet)

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:

Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.

Theo đó, đơn vị hành chính ở Việt Nam được phân loại dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo. 

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
saved-content
unsaved-content
1828