Khi công chứng đặt cọc mua nhà cần giấy tờ gì?

Khi công chứng đặt cọc mua nhà cần giấy tờ gì? Hợp đồng đặt cọc mua nhà có bắt buộc phải công chứng không? Giao dịch mua bán nhà ở cần đáp ứng những điều kiện gì?

Nội dung chính

Khi công chứng đặt cọc mua nhà cần giấy tờ gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 42 Luật Công chứng 2024 quy định khi công chứng đặt cọc mua nhà cần giấy tờ cụ thể như sau:

- Người yêu cầu công chứng nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng trực tuyến, trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến tổ chức hành nghề công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng bao gồm các giấy tờ sau đây:

+ Dự thảo giao dịch;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng, gồm: thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ khác để xác định nhân thân của người yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hoặc bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lý tài sản hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp giao dịch liên quan đến tài sản đó;

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã khai thác được các thông tin quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 42 Luật Công chứng 2024 trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật thì người yêu cầu công chứng không phải nộp các giấy tờ này nhưng phải nộp phí khai thác dữ liệu theo quy định của pháp luật để tổ chức hành nghề công chứng khai thác dữ liệu.

Cụ thể, khi công chứng đặt cọc mua nhà cần giấy tờ như sau:

Bên bán nhà

Bên mua nhà

- Sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

- Giấy tờ tùy thân: CCCD hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (nếu đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).

- Hợp đồng ủy quyền (nếu được ủy quyền thực hiện việc chuyển nhượng thay cho người khác).

- Giấy tờ tùy thân: CCCD hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng) còn hạn sử dụng.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (nếu đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).

Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực

 

Khi công chứng đặt cọc mua nhà cần giấy tờ gì?

Khi công chứng đặt cọc mua nhà cần giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Hợp đồng đặt cọc mua nhà có bắt buộc phải công chứng không?

Căn cứ theo Điều 164 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Điều 164. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở thì phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
...
2. Trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; mua bán, thuê mua nhà ở thuộc tài sản công; mua bán, thuê mua nhà ở mà một bên là tổ chức, bao gồm: nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; thuê, mượn, ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một giao dịch dân sự.

Trong khi đó, Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Đồng thời, khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định:
Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
...

Như vậy, không có quy định về việc hợp đồng đặt cọc mua nhà phải công chứng, chứng thực. Vì vậy, căn cứ các quy định trên, hợp đồng đặt cọc mua nhà không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Giao dịch mua bán nhà ở cần đáp ứng những điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 165 Luật Nhà ở 2023 quy định giao dịch mua bán nhà ở cần đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:

(1) Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023. Các bên có thể thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Nhà ở 2023 về việc bên bán thực hiện bán nhà ở trong một thời hạn nhất định cho bên mua.

(2) Các bên mua bán nhà ở thỏa thuận các nội dung sau đây:

- Thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở; quyền và nghĩa vụ của bên mua trong thời hạn sở hữu nhà ở; trách nhiệm đăng ký và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho bên mua.

+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc bên mua được quyền bán, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở trong thời hạn sở hữu nhà ở thì bên mua lại, bên được tặng cho, bên được thừa kế, bên nhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn được ghi trong Giấy chứng nhận cấp cho bên bán, bên tặng cho, bên để thừa kế, bên góp vốn;

- Việc bàn giao lại nhà ở và người nhận bàn giao lại nhà ở sau khi hết thời hạn sở hữu;

- Việc xử lý Giấy chứng nhận khi hết thời hạn sở hữu và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở;

- Thỏa thuận khác.

(3) Trường hợp giao dịch mua bán nhà ở có thỏa thuận về thời hạn sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ thời hạn sở hữu nhà ở trong Giấy chứng nhận.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Mai Bảo Ngọc
saved-content
unsaved-content
33