Hộ gia đình, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng trong trường hợp nào?

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Hoàng Nam
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Hộ gia đình, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng trong trường hợp nào? Chỉ được khởi công khi đã có giấy phép xây dựng đúng không?

Nội dung chính

Hộ gia đình, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng trong trường hợp nào?

Hộ gia đình, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020:

Theo đó:

Chủ đầu tư được xác định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi phê duyệt dự án hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Căn cứ nguồn vốn sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng, việc xác định chủ đầu tư được quy định như sau:

(1) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc xác định chủ đầu tư được thực hiện theo quy định tại pháp luật về đầu tư công;

(2) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công), chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;

(3) Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

(4) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại (1), (2), (3) (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn khác) mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;

(5) Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại mục (1), (2), (3), (4) thì chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu tư xây dựng.

Vì vậy, hộ gia đình và cá nhân là chủ đầu tư xây dựng trong trường hợp họ bỏ vốn để đầu tư xây dựng công trình, như xây dựng nhà ở riêng lẻ (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập) hoặc các công trình khác như nhà kho,..

Trên đây là nội dung về Hộ gia đình, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng trong trường hợp nào?

Hộ gia đình, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng trong trường hợp nào?

Hộ gia đình, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Chỉ được khởi công khi đã có giấy phép xây dựng đúng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014, theo đó việc khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ chỉ cần đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020:

Như vậy, việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng;

- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật Xây dựng 2014;

- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt;

- Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật;

- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng;

- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.

Lưu ý: Đối với nhà ở riêng lẻ như biệt thự, nhà liền kề, hoặc nhà độc lập – nếu không thuộc diện được miễn giấy phép xây dựng – thì bắt buộc phải có giấy phép trước khi khởi công.

Tóm lại, theo nguyên tắc, mọi công trình xây dựng, nhà ở phải được cấp giấy phép xây dựng trước khi khởi công, trừ các trường hợp được miễn theo quy định. Trường hợp không có giấy phép mà vẫn khởi công sẽ bị coi là hành vi vi phạm và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Loại, cấp công trình xây dựng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020:

 Loại, cấp công trình xây dựng được quy định như sau:

(1) Loại công trình xây dựng được xác định theo tính chất kết cấu và công năng sử dụng công trình.

(2) Cấp công trình xây dựng được xác định cho từng loại công trình gồm:

- Cấp công trình xây dựng phục vụ quản lý hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Luật này được xác định căn cứ vào quy mô, mức độ quan trọng, thông số kỹ thuật của công trình, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.Q

saved-content
unsaved-content
34