DTL là đất gì? Ký hiệu đất DTL là đất gì, dùng để xây dựng những gì?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
DTL là đất gì? Ký hiệu đất DTL là đất gì, dùng để xây dựng những gì? Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi là gì?

Nội dung chính

    DTL là đất gì? Ký hiệu đất DTL là đất gì, dùng để xây dựng những gì?

    DTL là đất gì? được quy định tại Thông tư 08/2024/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

    Theo đó, tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT có quy định DTL là đất gì? thì DTL là đất công trình thủy lợi.

    Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP như sau:

    Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
    [...]
    6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
    a) Đất công trình giao thông là đất xây dựng các công trình về giao thông, gồm đường ô tô cao tốc, đường ô tô, đường trong đô thị, đường nông thôn (kể cả đường tránh, đường cứu nạn và đường trên đồng ruộng phục vụ nhu cầu đi lại chung của mọi người), điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, công trình kho bãi, nhà để xe ô tô, bãi đỗ xe; bến phà, bến xe, trạm thu phí, trạm dừng nghỉ; các loại hình đường sắt, nhà ga đường sắt; đường tàu điện; các loại cầu, hầm phục vụ giao thông; công trình đường thủy nội địa, công trình hàng hải; cảng hàng không, kể cả đất xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước hoạt động thường xuyên và đất xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, khu vực cất, hạ cánh và sân đỗ tàu bay; tuyến cáp treo và nhà ga cáp treo; cảng cá, cảng cạn; các công trình trụ sở, văn phòng, cơ sở kinh doanh dịch vụ trong ga, cảng, bến xe; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông mà phải thu hồi đất để lưu không; các kết cấu khác phục vụ cho hoạt động giao thông vận tải và các công trình, hạng mục công trình khác theo quy định của pháp luật về giao thông vận tải;
    b) Đất công trình thủy lợi là đất xây dựng đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất; công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi thuộc phạm vi công trình thủy lợi;
    [...]

    Theo đó, đất công trình thủy lợi là đất xây dựng đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất; công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi thuộc phạm vi công trình thủy lợi.

    Như vậy, ký hiệu đất DTL là đất công trình thủy lợi, dùng để xây dựng những công trình nêu trên.

    Trên đây là quy định về DTL là đất gì? Ký hiệu đất DTL là đất gì, dùng để xây dựng những gì?

    DTL là đất gì? Ký hiệu đất DTL là đất gì, dùng để xây dựng những gì?

    DTL là đất gì? Ký hiệu đất DTL là đất gì, dùng để xây dựng những gì? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi là gì?

    Căn cứ tại Điều 15 Luật Thủy lợi 2017 quy định về nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi như sau:

    - Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải tuân thủ pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội, hồ chứa nước ở vùng khan hiếm nước; công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai; công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.

    - Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

    - Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng hoặc hợp tác đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo hình thức đối tác công tư.

    - Việc xây dựng các công trình thủy lợi phải tính đến khả năng điều hòa, chuyển, phân phối, sử dụng nước giữa công trình thủy lợi và nguồn nước khác.

    - Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải được tính toán chặt chẽ các yếu tố địa chất, địa chấn để bảo đảm an toàn cao nhất cho công trình và tính mạng con người.

    Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu gì?

    Theo quy định tại Điều 17 Luật Thủy lợi 2017 như sau:

    Điều 17. Yêu cầu trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
    1. Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
    a) Phù hợp với quy hoạch thủy lợi;
    b) Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;
    c) Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;
    d) Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;
    đ) Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;
    e) Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;
    g) Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
    2. Dự án bảo trì, nâng cấp, hiện đại hóa công trình thủy lợi phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này và bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của công trình thủy lợi.

    Như vậy, việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu như sau:

    - Phù hợp với quy hoạch thủy lợi;

    - Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;

    - Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;

    - Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;

    - Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;

    - Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;

    - Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

    saved-content
    unsaved-content
    48