Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phải đáp ứng các yêu cầu nào theo quy định?

Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá như thế nào? Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Nội dung chính

    Khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá?

    Căn cứ Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định về khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá như sau:

    [1] Chuyên đề Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá

    - Pháp luật về thẩm định giá: các quy định chung về thẩm định giá; các quy định đối với thẩm định viên về giá; các quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá; thẩm định giá nhà nước; cơ sở dữ liệu về giá; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về giá...

    - Pháp luật khác áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá

    + Pháp luật về tài sản và các quyền về tài sản

    + Pháp luật về đất đai

    + Pháp luật về doanh nghiệp

    + Pháp luật về kinh doanh bất động sản, hợp đồng, thuế, giải quyết tranh chấp, phá sản.

    [2] Chuyên đề Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá

    - Nguyên lý hình thành giá cả thị trường:

    + Bản chất kinh tế của phạm trù giá cả trong nền kinh tế thị trường

    + Sự hình thành giá cả thị trường và các nhân tố tác động

    + Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

    + Chi phí sản xuất;

    + Giá thành sản phẩm;

    + Phân biệt chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm.

    - Nguyên lý căn bản về thẩm định giá

    + Khái niệm về thẩm định giá; đặc trưng của hoạt động thẩm định giá; đối tượng thẩm định giá; mục đích và vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường;

    + Cơ sở giá trị thẩm định giá;

    + Toán ứng dụng trong thẩm định giá;

    + Phạm vi công việc thẩm định giá;

    + Báo cáo thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá;

    + Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá;

    + Giới thiệu về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam và Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế.

    - Việc áp dụng trong hoạt động thẩm định giá của Nhà nước 

    + Báo cáo thẩm định giá, thông báo kết quả thẩm định giá, hồ sơ thẩm định giá;

    + Các lưu ý trong áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá đối với hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

    [3] Chuyên đề Phân tích tài chính doanh nghiệp

    - Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp

    - Cơ sở dữ liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp

    - Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

    [4] Chuyên đề Thẩm định giá bất động sản

    - Khái quát về bất động sản và thị trường bất động sản; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bất động sản.

    - Thẩm định giá bất động sản

    - Bài tập ứng dụng cụ thể cho các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản.

    [5] Chuyên đề Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị)

    - Khái quát về máy, thiết bị và thị trường máy, thiết bị; các yếu tố ảnh hưởng đến giá máy, thiết bị.

    - Thẩm định giá máy, thiết bị

    - Bài tập ứng dụng cụ thể cho các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá máy, thiết bị.

    [6] Chuyên đề Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác)

    - Khái quát về tài sản vô hình và thị trường tài sản vô hình; các yếu tố ảnh hưởng đến giá tài sản vô hình.

    - Thẩm định giá tài sản vô hình

    - Bài tập ứng dụng cụ thể cho các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình.

    - Khái quát về việc thẩm định giá một số động sản khác.

    [7] Chuyên đề Thẩm định giá doanh nghiệp

    - Khái quát về doanh nghiệp và giá trị doanh nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

    - Thẩm định giá doanh nghiệp

    - Thẩm định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa và thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam

    - Bài tập ứng dụng cụ thể cho các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp.

    Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phải đáp ứng các yêu cầu nào theo quy định? (Hình từ Internet)

    Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phải đáp ứng các yêu cầu nào?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 39/2024/TT-BTC quy định yêu cầu đối với đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức:

    Yêu cầu đối với đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức

    Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

    1. Có đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đạt đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

    a) Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy;

    b) Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên liên quan trực tiếp đến chuyên đề giảng dạy;

    c) Người đã tham gia nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến các chuyên đề giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hoặc người đã làm công tác quản lý nhà nước liên quan đến giá, thẩm định giá hoặc các chuyên gia, thẩm định viên về giá trong và ngoài nước có đủ trình độ, uy tín chuyên môn phù hợp với các chuyên đề của lớp học quy định tại Thông tư này.

    ...

    Như vậy, đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

    - Có trình độ đại học, sau đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên đề giảng dạy

    - Có thời gian công tác từ 5 (năm) năm trở lên liên quan trực tiếp đến chuyên đề giảng dạy

    - Người đã tham gia nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến các chuyên đề giảng dạy tại các cơ sở đào tạo hoặc người đã làm công tác quản lý nhà nước liên quan đến giá, thẩm định giá hoặc các chuyên gia, thẩm định viên về giá trong và ngoài nước có đủ trình độ, uy tín chuyên môn phù hợp với các chuyên đề của lớp học

    Học viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì giải quyết như thế nào?

    Căn cứ Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

    Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

    1. Kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, đơn vị đào tạo phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nội dung các bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học:

    a) Đối với lớp đào tạo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư này, việc kiểm tra được thực hiện bằng 2 (hai) bài viết; trong đó, bài kiểm tra cho phần kiến thức chung là 120 phút, cho phần kiến thức nghiệp vụ là 150 phút;

    b) Đối với các học viên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Thông tư này phải làm 01 (một) bài kiểm tra viết 150 phút cho các chuyên đề học bổ sung.

    2. Điểm các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.

    3. Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho phần kiến thức có chuyên đề đó và phải học lại chuyên đề còn thiếu.

    4. Trường hợp vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện (sau đây gọi tắt là lý do đặc biệt), học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.

    5. Học viên có bài kiểm tra không đạt yêu cầu và học viên chưa dự kiểm tra vì lý do đặc biệt quy định tại khoản 4 Điều này có quyền dự kiểm tra lại một lần đối với mỗi bài kiểm tra. Thời gian tổ chức kiểm tra lại cho những học viên trên do Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định nhưng không quá 6 (sáu) tháng kể từ ngày kết thúc lớp đào tạo.

    Theo đó, học viên đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    32
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ