Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Phương pháp thặng dư trong thẩm định giá bất động sản là gì? Công thức tính giá trị bất động sản bằng phương pháp thặng dư như thế nào?

Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định thế nào? Phương pháp thặng dư trong thẩm định giá bất động sản là gì? Công thức tính giá trị bất động sản bằng phương pháp thặng dư như thế nào? Nội dung thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dư như thế nào?

Nội dung chính

    Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định thế nào?

    Tại Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/NĐ-CP, các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản được quy định như sau:

    (1) Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận.

    (2) Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm các phương pháp thẩm định giá thuộc các cách tiếp cận hoặc kết hợp các cách tiếp cận quy định tại (1). Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.

    3.(3)giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về bất động sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp

    Phương pháp thặng dư trong thẩm định giá bất động sản là gì?

    Tại khoản 2 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/NĐ-CP có quy định phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của bất động sản có tiềm năng phát triển dựa trên cơ sở lấy giá trị phát triển ước tính của tài sản (tổng doanh thu phát triển) trừ đi các chi phí dự kiến phát sinh hợp lý (bao gồm lợi nhuận nhà đầu tư) để tạo ra sự phát triển đó (tổng chi phí phát triển).

    Phương pháp thặng dư trong thẩm định giá bất động sản là gì? Công thức tính giá trị bất động sản bằng phương pháp thặng dư như thế nào? (Hình Internet)

    Công thức tính giá trị bất động sản bằng phương pháp thặng dư như thế nào?

    Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/NĐ-CP, công thức tính giá trj bất động sản bằng phương pháp thặng dư như sau:

    (1) Công thức trong phương pháp thặng dư:

    V = DT - CP

    Trong đó:

    V: Giá trị tài sản thẩm định giá;

    DT: Tổng doanh thu phát triển;

    CP: Tổng chi phí phát triển.

    (2) Các trường hợp về thời điểm phát sinh doanh thu phát triển và chi phí phát triển bất động sản:

    - Trường hợp 1: Doanh thu phát triển bất động sản, chi phí phát triển bất động sản chi phát sinh trong cùng 01 năm. Khi đó doanh thu và chi phí phát triển bất động sản được tính toán theo mặt bằng giá tại thời điểm thẩm định giá. Công thức xác định giá trị bất động sản trong trường hợp này như sau:

    V = DT - CP (tại thời điểm thẩm định giá)

    - Trường hợp 2: Quá trình phát triển bất động sản kéo dài nhiều năm, sau khi xây dựng cho thuê để kinh doanh hoặc cho thuê một phần để kinh doanh hoặc bán từng phần bất động sản qua nhiều năm. Công thức xác định giá trị bất động sản trong trường hợp này như sau:


    Trong đó:

    V : Giá trị tài sản thẩm định giá;

    DTt : Doanh thu phát triển dự kiến năm thứ t;

    CPt : Chi phí phát triển dự kiến năm thứ t;

    r: Tỷ suất chiết khấu;

    n: Giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai;

    t: Năm dự báo.

    Nội dung thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dư như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/NĐ-CP, nội dung thẩm định giá bất động sản bằng phương pháp thặng dư như:

    (1) Xác định việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản.

    (2) Xác định giai đoạn dự báo dòng tiền trong tương lai (n)

    (3) Xác định tổng doanh thu phát triển của bất động sản.

    (4) Xác định tổng chi phí phát triển để tạo ra giá trị phát triển của bất động sản.

    (5) Xác định giá trị quyền sử dụng đất trên cơ sở lấy kết quả tính toán của (3) trừ (-) kết quả của (4).

    15