DKH là đất gì? Những công trình nào được xây dựng trên đất DKH?
Nội dung chính
DKH là đất gì? Những công trình nào được xây dựng trên đất DKH?
DKH là đất gì? được căn cứ theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
Theo đó, DKH là đất gì? tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 08/2024/TT-BTNMT quy định ký hiệu đất DKH là đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ. Vậy những công trình nào được xây dựng trên đất DKH?
Tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP có quy định về những công trình nào được xây dựng trên đất DKH như sau:
Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
4. Đất xây dựng công trình sự nghiệp, bao gồm:
[...]
đ) Đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao là đất xây dựng các công trình phục vụ thể dục, thể thao được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động gồm khu liên hợp thể thao, trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm thể thao, sân vận động; đường gôn của sân gôn, sân tập trong sân gôn và hệ thống cây xanh, mặt nước, cảnh quan của sân gôn, hạng mục công trình phục vụ cho việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng, kinh doanh sân gôn (trừ cơ sở lưu trú, dịch vụ cho người chơi gôn); bể bơi và cơ sở tập luyện, huấn luyện, thi đấu thể dục, thể thao khác; phần diện tích làm văn phòng, nơi bán vé, bán đồ lưu niệm, bán dụng cụ thể dục, thể thao, bãi đỗ xe và các công trình khác phục vụ thể dục, thể thao thuộc phạm vi cơ sở thể dục, thể thao; trừ cơ sở thể dục, thể thao do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
e) Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ là đất xây dựng các công trình phục vụ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các tổ chức như: tổ chức nghiên cứu, phát triển, dịch vụ khoa học và công nghệ; tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; phòng thí nghiệm; cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; công viên khoa học, công nghệ; bảo tàng khoa học; hệ thống chuẩn đo lường; hạ tầng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ; khu làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các cơ sở khoa học và công nghệ khác được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động;
[...]
Theo quy định trên thì ký hiệu đất DKH là đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ.
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ là đất xây dựng các công trình phục vụ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các tổ chức như:
- Tổ chức nghiên cứu, phát triển, dịch vụ khoa học và công nghệ; tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo;
- Phòng thí nghiệm; cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học và công nghệ; công viên khoa học, công nghệ; bảo tàng khoa học; hệ thống chuẩn đo lường; hạ tầng thông tin, thống kê khoa học và công nghệ;
- Khu làm việc chung hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các cơ sở khoa học và công nghệ khác được Nhà nước thành lập hoặc cho phép hoạt động.
Trên đây là quy định về DKH là đất gì? Những công trình nào được xây dựng trên đất DKH?
DKH là đất gì? Những công trình nào được xây dựng trên đất DKH? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là gì?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Đất đai 2024 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện biện pháp bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.
- Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
- Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai được quy định như thế nào?
Tại Điều 13 Luật Đất đai 2024 quy định về quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai như sau:
- Quyết định quy hoạch sử dụng đất.
- Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Quy định hạn mức sử dụng đất gồm hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Quyết định thời hạn sử dụng đất.
- Quyết định thu hồi đất.
- Quyết định trưng dụng đất.
- Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
- Công nhận quyền sử dụng đất.
- Quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.
- Quyết định chính sách tài chính về đất đai; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.