Diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Bàu Bàng Bình Dương từ ngày 01/11/2024

Diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Bàu Bàng, Bình Dương là bao nhiêu? Quy định mới về tách thửa đất tại Bình Dương có đối tượng áp dụng như thế nào?

Nội dung chính

    Diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Bàu Bàng, Bình Dương từ ngày 01/11/2024

    Huyện Bàu Bàng là một trong những đơn vị hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh là tỉnh Bình Dương. Hiện nay, huyện Bàu Bàng có 07 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc bao gồm:

    - 01 thị trấn: Lai Uyên;

    - 06 xã: Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố.

    Ngày 18/10/2024, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hàng Quyết định 38/2024/QĐ-UBND về việc quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

    Trong đó, Điều 3 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương quy định diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Bàu Bàng như sau:

    (1) Đối với đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp:

    - Tại thị trấn Lai Uyên: 500 (m2);

    - Tại các xã Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố: 1.000 (m2).

    (2) Đối với đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp:

    - Tại thị trấn Lai Uyên: 1.000 (m2);

    - Tại các xã Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố: 2.000 (m2).

    (3) Đối với đất phi nông nghiệp:

    - Đối với đất ở:

    + Tại thị trấn Lai Uyên: 80 (m2);

    + Tại các xã Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố: 100 (m2).

    Như vậy, diện tích tối thiểu tách thửa đất tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất và đơn vị hành chính xã hay phường như trên.

    Diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Bàu Bàng, Bình Dương từ ngày 01/11/2024

    Diện tích tối thiểu tách thửa đất huyện Bàu Bàng, Bình Dương từ ngày 01/11/2024 (Hình từ Internet)

    Quy định mới về tách thửa đất tại Bình Dương có đối tượng áp dụng như thế nào?

    Điều 2 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương quy định:

    Đối tượng áp dụng
    1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhu cầu tách thửa, hợp thửa đất.
    2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục về tách thửa, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật.
    3. Tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất.
    4. Tòa án nhân dân các cấp khi giải quyết các vụ án, cơ quan thi hành án khi tổ chức thi hành án liên quan đến việc tách thửa, hợp thửa đất.

    Như vậy, quy định mới về tách thửa đất tại Bình Dương được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nêu trên.

    Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương được lập trên cơ sở nào? Nội dung ra sao?

    Khoản 1, 2 Điều 65 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
    1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
    a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
    b) Các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có sử dụng đất cấp quốc gia, liên tỉnh;
    c) Quy hoạch tỉnh;
    d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đơn vị hành chính cấp tỉnh;
    đ) Hiện trạng sử dụng đất, biến động đất đai, chất lượng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước của tỉnh;
    e) Nhu cầu, khả năng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương; nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực khác;
    g) Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
    2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh bao gồm:
    a) Định hướng sử dụng đất được xác định trong quy hoạch tỉnh, tầm nhìn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu;
    b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh;
    c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
    d) Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;
    đ) Khoanh vùng các khu vực sử dụng đất cần quản lý nghiêm ngặt, gồm: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
    e) Phân kỳ quy hoạch sử dụng cho từng kỳ kế hoạch 05 năm theo các nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này;

    g) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

    ...

    Căn cứ quy định trên, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Dương được lập trên 07 nhóm căn cứ cơ bản theo khoản 1 và có 07 nhóm nội dung cơ bản theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Đất đai 2024 như trên.

    33