Đề xuất không lập biên bản với vi phạm hành chính dưới 1 triệu đồng

Đề xuất không lập biên bản với vi phạm hành chính dưới 1 triệu đồng? Tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính là những tình tiết nào?

Nội dung chính

Đề xuất không lập biên bản với vi phạm hành chính dưới 1 triệu đồng

Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến dự thảo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

> File dự thảo Luật tại đây

Đề xuất không lập biên bản với vi phạm hành chính dưới 1 triệu đồng

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 1 dự thảo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

(1) Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức;

- Hành vi vi phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

(2) Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

(3) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định hiện hành tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Như vậy, dự thảo đã đề xuất không phải lập biên bản với vi phạm hành chính dưới 1 triệu đồng đối với cá nhân, 2 triệu đồng đối với tổ chức.

Trên đây là thông tin Đề xuất không lập biên bản với vi phạm hành chính dưới 1 triệu đồng

Đề xuất không lập biên bản với vi phạm hành chính dưới 1 triệu đồng

Đề xuất không lập biên bản với vi phạm hành chính dưới 1 triệu đồng (Hình từ Internet)

Tình tiết giảm nhẹ trong xử lý vi phạm hành chính là những tình tiết nào?

Căn cứ tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
saved-content
unsaved-content
95