Danh sách tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tại Nghị quyết 1655

Chuyên viên pháp lý: Cao Thanh An
Tham vấn bởi Luật sư: Nguyễn Thụy Hân
Danh sách tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tại Nghị quyết 1655. Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính chính trị là gì theo Quyết định 759?

Nội dung chính

Tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tỉnh có tên gọi là gì?

Căn cứ khoản 22 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15 quy định tên gọi của tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tỉnh như sau:

Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
[...]
22. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau. Sau khi sắp xếp, tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 7.942,39 km2, quy mô dân số là 2.606.672 người.
Tỉnh Cà Mau giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và Biển Đông.
[...]

Như vậy tỉnh Bạc Liêu sáp nhập với tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 7.942,39 km2, quy mô dân số là 2.606.672 người. Và tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tỉnh có tên gọi là Cà Mau.

Danh sách tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tại Nghị quyết 1655

Danh sách tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tại Nghị quyết 1655 (Hình từ Internet)

Danh sách tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tại Nghị quyết 1655

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 1655/NQ-UBTVQH15 năm 2025 sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Cà Mau năm 2025 quy định về tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tỉnh xã như sau:

Sau khi sáp nhập xã phường, tỉnh Cà Mau mới có 64 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 55 xã và 09 phường; trong đó có 54 xã, 09 phường hình thành sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và 01 xã không thực hiện sắp xếp là xã Hồ Thị Kỷ.

Tuy nhiên, trong số đó, xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập là 25 xã phường từ 64 xã phường cũ.

Dưới đây là chi tiết danh sách tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập tại Nghị quyết 1655:

Tên huyện, thị, thành tỉnh Bạc Liêu hiện tại

Tên xã phường cũ cần sáp nhập

Tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu

TP Bạc Liêu

phường 1, 2, 3, 7, 8

phường Bạc Liêu

xã Vĩnh Trạch, phường 5

phường Vĩnh Trạch

phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành, Vĩnh Trạch Đông

phường Hiệp Thành

Thị xã Giá Rai

phường 1, Hộ Phòng, xã Phong Thạnh, Phong Thạnh A

phường Giá Rai

phường Láng Tròn, xã Phong Tân, Phong Thạnh Đông

phường Láng Tròn

xã Tân Thạnh, Phong Thạnh Tây, Tân Phong

xã Phong Thạnh

Huyện Hồng Dân

thị trấn Ngan Dừa, xã Lộc Ninh, Ninh Hòa

xã Hồng Dân

xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Lộc A

xã Vĩnh Lộc

xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A

xã Ninh Thạnh Lợi

xã Ninh Quới, xã Ninh Quới A

xã Ninh Quới

Huyện Đông Hải

thị trấn Gành Hào, Long Điền Tây

xã Gành Hào

xã Định Thành, Định Thành A, An Phúc

xã Định Thành

xã An Trạch, An Trạch A

xã An Trạch

xã Long Điền, Điền Hải

xã Long Điền

xã Long Điền Đông, Long Điền A

xã Đông Hải

Huyện Hòa Bình

thị trấn Hòa Bình, xã Vĩnh Mỹ A, Long Thạnh (huyện Vĩnh Lợi)

xã Hòa Bình

xã Minh Diệu, Vĩnh Bình, Vĩnh Mỹ B

xã Vĩnh Mỹ

xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Hậu

xã Vĩnh Hậu

Huyện Phước Long

thị trấn Phước Long, Vĩnh Phú Đông

xã Phước Long

xã Phước Long, Vĩnh Phú Tây

xã Vĩnh Phước

xã Phong Thạnh Tây A, Phong Thạnh Tây B

xã Phong Hiệp

xã Vĩnh Thanh, Hưng Phú

xã Vĩnh Thanh

Huyện Vĩnh Lợi

thị trấn Châu Hưng, xã Châu Hưng A

xã Vĩnh Lợi

xã Hưng Hội, Hưng Thành

xã Hưng Hội

xã Vĩnh Hưng, Vĩnh Hưng A, Châu Thới

xã Châu Thới

Trên đây là chi tiết danh sách tên xã phường mới tỉnh Bạc Liêu sau sáp nhập xã phường.

Nguyên tắc xác định trung tâm hành chính chính trị là gì theo Quyết định 759?

Căn cứ theo Mục 2 Chương IV Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành, nguyên tắc xác định trung tâm hành chính - chính trị được nêu như sau:

- Lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị của 01 trong số các ĐVHC hiện nay là trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới để bảo đảm chính quyền địa phương nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.

- Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển (sân bay, đường bộ, cảng,...), dễ dàng kết nối với các khu vực trong nội tỉnh, thành phố và các đô thị lớn, trung tâm kinh tế của cả nước hoặc với hệ thống không gian biển.

- Trung tâm hành chính - chính trị của ĐVHC mới cần có không gian phát triển trong tương lai; phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của ĐVHC mới, bảo đảm hài hòa, hợp lý, tránh sự mất cân đối giữa các địa phương khi sáp nhập và giữ vững quốc phòng an ninh.

Sau khi ĐVHC mới đi vào hoạt động ổn định, có thể nghiên cứu quy hoạch, xây dựng các trung tâm hành chính - chính trị mới hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển chung của địa phương và tạo ra không gian phát triển mới.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương.

Có cần đổi CCCD sau khi sáp nhập tỉnh, xã không?

Quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Căn Cước 2023 về các trường được cấp đổi thẻ căn cước áp dụng chung áp dụng sau khi sáp nhập tỉnh xã cụ thể như sau:

Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;
c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;
d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;
đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;
e) Xác lập lại số định danh cá nhân;
g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

Tuy nhiên, theo khoản 1, 2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định:

Điều 10. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
[...]

Như vậy, nếu thẻ căn cước công dân còn giá trị sử dụng vẫn tiếp tục sử dụng. Sau khi sáp nhập tỉnh không bắt buộc phải đổi thẻ CCCD trừ khi người dân có yêu cầu.

saved-content
unsaved-content
56