Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 33 mức phí là bao nhiêu?
Nội dung chính
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 33 mức phí là bao nhiêu?
HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Nghị quyết 33/2024/QĐ-HĐND ngày 10/12/2024, về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Căn cứ Điều 2 Nghị quyết 33/2024/QĐ-HĐND quy định về mức phí khi đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
...
Theo đó, mức phí đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể là:
- Quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai:
+ Hộ gia đình: 170.000 đồng/giấy chứng nhận
+ Tổ chức: 220.000 đồng/giấy chứng nhận
- Quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai:
+ Hộ gia đình: 260.000 đồng/ giấy chứng nhận
+ Tổ chức: 280.000 đồng/ giấy chứng nhận
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 33 mức phí là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế được quy định ra sao?
Theo Điều 3 Nghị quyết 33/2024/QĐ-HĐND quy định về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí như sau:
- Cơ quan thu phí: Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai và các đơn vị được giao nhiệm vụ thu lệ phí theo quy định.
- Chế độ thu, nộp: Thực hiện theo quy định tại Luật Phí và lệ phí và các văn bản chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Quản lý và sử dụng phí: Cơ quan thu phí được để lại 90%, 10% nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Tài sản bảo đảm là nhà ở được đấu giá tài sản không?
Căn cứ Điều 4 Luật Đấu giá Tài sản 2016 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định như sau:
Tài sản đấu giá
1. Tài sản mà pháp luật quy định phải đấu giá bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
c) Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
d) Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của pháp luật về viễn thông;
đ) Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
e) Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
g) Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
h) Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
i) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
k) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
l) Tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
m) Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản;
n) Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
o) Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
p) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải đấu giá.
Như vậy, theo quy định pháp luật, tài sản bảo đảm là nhà ở là một trong những tài sản mà pháp luật quy định được phép đấu giá nên tài sản bảo đảm là nhà ở được đấu giá tài sản.
Nghị quyết 33/2024/QĐ-HĐND có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2024.