Dân số thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập theo Nghị quyết 202?

Dân số thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập theo Nghị quyết 202? Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Nội dung chính

    Dân số thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập theo Nghị quyết 202?

    Ngày 12/6/2025, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

    Dân số thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập là bao nhiêu theo Nghị quyết 202?

    Căn cứ theo khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 202/2025/QH15:

    Điều 1. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh
    ...
    16. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương thành thành phố mới có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 6.772,59 km2, quy mô dân số là 14.002.598 người.
    Thành phố Hồ Chí Minh giáp các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Biển Đông.
    ...

    Theo đó, dân số thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập là 14.002.598 người.

    XEM THÊM:

    >>> Danh sách 168 phường xã TP Hồ Chí Minh mới từ 01/7/2025

    >>> Toàn bộ Danh sách xã phường 34 tỉnh thành mới

    Trên đây là nội dung về Dân số thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập theo Nghị quyết 202?

    Dân số thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập theo Nghị quyết 202?

    Dân số thành phố Hồ Chí Minh sau sáp nhập theo Nghị quyết 202? (Hình từ Internet)

    Bỏ cấp huyện thì thẩm quyền của UBND cấp huyện chuyển giao cho ai?

    Ngày 12/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.

    Bỏ cấp huyện thì thẩm quyền của UBND cấp huyện chuyển giao cho ai?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 151/2025/NĐ-CP:

    Điều 4. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc sử dụng đất có mặt nước là hồ, đầm thuộc địa bàn nhiều xã, phường quy định tại khoản 2 Điều 188 Luật Đất đai chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2025/NĐ-CP:

    Điều 5. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
    1. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Luật Đất đai chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, bao gồm:
    a) Chấp thuận phương án sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 6 Điều 45 Luật Đất đai; phê duyệt phương án sử dụng đất lúa của cá nhân quy định tại khoản 7 Điều 45 Luật Đất đai;
    b) Quyết định thu hồi đất thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai; thu hồi đất liên quan đến quy định tại điểm b khoản 3, khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 87 và khoản 7 Điều 91 Luật Đất đai;
    c) Ban hành Thông báo thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 2 Điều 87 Luật Đất đai;
    d) Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại điểm c khoản 3 Điều 87 Luật Đất đai;
    đ) Phê duyệt phương án cưỡng chế quyết định thu hồi đất và kinh phí cho hoạt động cưỡng chế quy định tại điểm b khoản 5 Điều 89 Luật Đất đai;
    e) Quyết định giá đất cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai;
    g) Quyết định giá bán nhà ở tái định cư trong địa bàn quy định tại khoản 3 Điều 111 Luật Đất đai;
    h) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 136 và điểm d khoản 2 Điều 142 Luật Đất đai;
    i) Xác định lại diện tích đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 6 Điều 141 Luật Đất đai;
    k) Ghi giá đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp áp dụng giá đất trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; ban hành quyết định giá đất thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp xác định giá đất cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 155 Luật Đất đai;
    l) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 161 Luật Đất đai;
    m) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân quy định tại điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 123 Luật Đất đai; quyết định giao đất đối với cộng đồng dân cư quy định tại điểm b khoản 2 Điều 123 Luật Đất đai; quyết định giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại điểm b khoản 2 Điều 178 Luật Đất đai;
    n) Phê duyệt phương án góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai để thực hiện dự án chỉnh trang, phát triển khu dân cư nông thôn, mở rộng, nâng cấp đường giao thông nông thôn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 219 Luật Đất đai.
    ...

    Tóm lại, bỏ cấp huyện thì thẩm quyền của UBND cấp huyện chuyển giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp xã, tùy trường hợp như quy định trên.

    Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025:

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định như sau:

    - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

    Hội đồng nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

    Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; đồng thời đề cao thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

    - Tổ chức chính quyền địa phương tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thực hiện hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

    - Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; xây dựng chính quyền địa phương gần Nhân dân, phục vụ Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân; thực hiện đầy đủ cơ chế phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

    - Bảo đảm nền hành chính minh bạch, thống nhất, thông suốt, liên tục.

    - Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do chính quyền địa phương quyết định và tổ chức thực hiện; phát huy vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

    - Phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp xã.

    Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
    saved-content
    unsaved-content
    68