Đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng có quyền và trách nhiệm như thế nào?

Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng được quy định thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng có quyền và trách nhiệm như thế nào?

    Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 11 Thông tư 68/2017/TT-BQP quy định và hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng như sau:

    1. Thực hiện phân bổ chỉ tiêu nhà ở công vụ bảo đảm tỷ lệ phù hợp giữa các đối tượng khi nhu cầu thuê nhà ở công vụ của cán bộ, nhân viên vượt quá số lượng nhà ở công vụ hiện có và bảo đảm có quỹ nhà ở dự phòng; quyết định người được thuê nhà ở công vụ.
    2. Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành thông qua hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu để thực hiện việc quản lý vận hành nhà ở công vụ.
    3. Phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở công vụ.
    4. Ban hành hoặc quyết định giá thuê nhà ở công vụ.
    5. Quyết định thu hồi, cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ.
    6. Các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được giao quản lý sử dụng nhà ở công vụ thực hiện các quyền quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 5 Điều này; phê duyệt kế hoạch bảo trì, cải tạo nhà ở công vụ sau khi có văn bản thẩm tra của Cục Doanh trại/Tổng cục Hậu cần và ban hành hoặc quyết định giá thuê nhà ở công vụ sau khi có văn bản thẩm tra giá của Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng.

    Trên đây là quy định về Quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ thuộc Bộ Quốc phòng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 68/2017/TT-BQP.

    19