Cột mốc chủ quyền Quốc gia có phải là mốc địa giới hành chính thể hiện nội dung bản đồ địa chính không?

Mốc địa giới hành chính thể hiện nội dung bản đồ địa chính có bao gồm cột mốc chủ quyền Quốc gia không? Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì xử lý thế nào?

Nội dung chính

    Cột mốc chủ quyền Quốc gia có phải là mốc địa giới hành chính thể hiện nội dung bản đồ địa chính không?

    Căn cứ điểm 2.1 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về đnội dung bản đồ địa chính quy định như sau:

    Nội dung bản đồ địa chính
    ...
    2. Thể hiện nội dung bản đồ địa chính
    2.1. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:
    a) Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính, phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao;
    b) Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp;
    c) Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính;
    d) Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính, và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.
    Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất;
    đ) Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư này. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan.
    ...

    Theo đó, cột mốc chủ quyền Quốc gia là một phần của mốc địa giới hành chính và phải được thể hiện trên bản đồ địa chính.

    Cột mốc chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia phải phù hợp với các Hiệp ước, Hiệp định đã ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước tiếp giáp.

    Nếu khu vực chưa có Hiệp ước hoặc Hiệp định cụ thể, việc thể hiện biên giới quốc gia sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao.

    Cột mốc chủ quyền Quốc gia có phải là mốc địa giới hành chính thể hiện nội dung bản đồ địa chính không?

    Cột mốc chủ quyền Quốc gia có phải là mốc địa giới hành chính thể hiện nội dung bản đồ địa chính không? (Hình từ Internet)

    Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính thế nào?

    Căn cứ điểm 2.1 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về đnội dung bản đồ địa chính quy định như sau:

    Nội dung bản đồ địa chính
    ...
    2. Thể hiện nội dung bản đồ địa chính
    2.1. Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp:
    a) Biên giới Quốc gia và cột mốc chủ quyền Quốc gia thể hiện trên bản đồ địa chính, phải phù hợp với Hiệp ước, Hiệp định đã được ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước tiếp giáp; ở khu vực chưa có Hiệp ước, Hiệp định thì thể hiện theo quy định của Bộ Ngoại giao;
    b) Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ địa giới hành chính; các văn bản pháp lý có liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp;
    c) Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp biển thì bản đồ địa chính được đo đạc, thể hiện tới đường mép nước biển triều kiệt trung bình tối thiểu trong 05 năm. Trường hợp chưa xác định được đường mép nước biển triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với mép nước biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính;
    d) Khi phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính thể hiện trên hồ sơ địa giới hành chính, và đường địa giới các cấp thực tế đang quản lý hoặc có tranh chấp về đường địa giới hành chính thì đơn vị thi công phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trên bản đồ địa chính thể hiện đường địa giới hành chính theo hồ sơ địa giới hành chính (ký hiệu bằng màu đen) và đường địa giới hành chính thực tế quản lý (ký hiệu bằng màu đỏ) và phần có tranh chấp.
    Trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất;
    đ) Sau khi đo vẽ bản đồ địa chính phải lập Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan theo mẫu quy định tại Phụ lục số 09 kèm theo Thông tư này. Trường hợp có sự khác biệt giữa hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý thì phải lập biên bản xác nhận giữa các đơn vị hành chính có liên quan.
    ...

    Theo đó, trường hợp đường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chính cấp cao nhất.

    Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ đúng không?

    Căn cứ khoản 6 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT về độ chính xác bản đồ địa chính quy định như sau:

    Độ chính xác bản đồ địa chính
    ...
    6. Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.
    ...

    Như vậy, vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác của điểm khống chế đo vẽ.

    11