Chủ nhà có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi bên thuê tự ý sơn lại tường không?

Chủ nhà có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi bên thuê tự ý sơn lại tường không? Có được tăng giá trong hợp đồng thuê nhà khi bên thuê nhà muốn sơn lại tường không?

Nội dung chính

    Chủ nhà có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi bên thuê tự ý sơn lại tường không?

    Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 172 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
    1. Trong thời hạn thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên cho thuê không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở và thu hồi nhà ở đang cho thuê, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở và thu hồi nhà ở đang cho thuê khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Bên cho thuê nhà ở thuộc tài sản công, nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;
    b) Bên thuê không trả đủ tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
    c) Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng;
    d) Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
    ...

    Theo quy định, nếu bên thuê tự ý cải tạo nhà đang thuê thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê. Do đó nếu bên thuê tự ý sơn lại tường không xin phép chủ nhà thì chủ nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê theo quy định.

    Chủ nhà có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi bên thuê tự ý sơn lại tường không?Chủ nhà có được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi bên thuê tự ý sơn lại tường không? (Ảnh từ Internet)

    Chủ nhà có quyền tăng giá thuê trong hợp đồng thuê nhà khi muốn sơn lại tường không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 170 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Thời hạn thuê, giá thuê, cho thuê lại nhà ở
    1. Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà ở theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
    2. Trường hợp bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
    ...

    Như vậy, khi chủ nhà muốn sơn lại tường mà bên thuê nhà đã đồng ý thì chủ nhà có quyền tăng giá thuê trong hợp đồng thuê nhà nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở trở xuống. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận.

    Hợp đồng thuê nhà gồm các nội dung nào?

    Căn cứ Điều 163 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Hợp đồng về nhà ở
    Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
    1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
    2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
    Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt; giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu; trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì;
    3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
    4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở;
    5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê mua, cho thuê, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn;
    6. Quyền và nghĩa vụ của các bên.
    Trường hợp thuê mua nhà ở thì phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên về việc sửa chữa hư hỏng của nhà ở trong quá trình thuê mua;
    7. Cam kết của các bên;
    8. Thỏa thuận khác;
    9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
    10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
    11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

    Như vậy, hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản và bao gồm đầy đủ các nội dung được đề cập trong luật.

    36