Chốt Hà Nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định lấy tên gì theo Nghị quyết 60?

Chốt Hà Nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định lấy tên gì theo Nghị quyết 60? Sáp nhập tỉnh thành 2025 thì giấy tờ đất, sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?

Nội dung chính

    Chốt Hà nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định lấy tên gì theo Nghị quyết 60?

    Căn cứ mục 8 Chương II Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 chính thức quy định về chốt Hà nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định như sau:

    II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
    ...
    8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
    ...

    Như vậy, sau sáp nhập tỉnh Hà nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định lấy tên tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

    Danh sách sáp nhập tỉnh năm 2025 mới nhất theo Nghị Quyết 60:

    Sáp nhập tỉnh

    Tên gọi

    Trung tâm chính trị - hành chính

    Tuyên Quang, Hà Giang

    Tuyên Quang

    Tuyên Quang

    Lào Cai và tỉnh Yên Bái

    Lào Cai

    Yên Bái

    Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên

    Thái Nguyên

    Thái Nguyên

    Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình

    Phú Thọ

    Phú Thọ

    Bắc Ninh Bắc Giang

    Bắc Ninh

    Bắc Giang

    Hưng Yên,Thái Bình

    Hưng Yên

    Hưng Yên

    Hải Dương, thành phố Hải Phòng

    Thành phố Hải Phòng

    Thành phố Hải Phòng

    Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định

    Ninh Bình

    Ninh Bình

    Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị

    Quảng Trị

    Quảng Bình

    Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

    thành phố Đà Nẵng

    thành phố Đà Nẵng

    Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi

    Quảng Ngãi

    Quảng Ngãi

    Gia Lai và tỉnh Bình Định

    Gia Lai

    Bình Định

    Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà

    Khánh Hoà

    Khánh Hoà

    Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận

    Lâm Đồng

    Lâm Đồng

    Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên

    Đắk Lắk

    Đắk Lắk

    Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh

    Thành phố Hồ Chí Minh

    Thành phố Hồ Chí Minh

    Đồng Nai và tỉnh Bình Phước

    Đồng Nai

    Đồng Nai

    Tây Ninh và tỉnh Long An

    Tây Ninh

    Long An

    Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang

    Cần Thơ

    Cần Thơ

    Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh

    Vĩnh Long

    Vĩnh Long

    Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp

    Đồng Tháp

    Tiền Giang

    Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

    Cà Mau

    Cà Mau

    An Giang và tỉnh Kiên Giang

    An Giang

    Kiên Giang

    Trên đây là danh sách sáp nhập tỉnh năm 2025 sau Nghị Quyết 60.

    Chốt Hà Nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định lấy tên gì theo Nghị quyết 60?

    Chốt Hà Nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định lấy tên gì theo Nghị quyết 60? (Hình từ Internet)

    Sáp nhập tỉnh thành 2025 thì giấy tờ đất, sổ đỏ còn giá trị sử dụng không?

    Việc sáp nhập các tỉnh thành 2025, cụ thể việc sáp nhập tỉnh Hà nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định khiến không ít người dân băn khoăn: Liệu sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp trước đây có còn giá trị pháp lý khi tên tỉnh, huyện, xã trên giấy tờ đã thay đổi?

    Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định về việc đăng ký biến động đối với giấy tờ đất cụ thể đối với trường hợp sau sáp nhập tỉnh cần thay đổi giấy tờ đất, sổ đỏ như sau:

    Đăng ký biến động
    1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
    ...
    d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất;
    ...

    Như vậy, việc sáp nhập tỉnh thành 2025 thì giấy tờ đất sau sáp nhập cần đăng ký biến động. Quy định tại khoản 1,2 Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 về văn bản giấy tờ đất, sổ đỏ đã được cấp trước đó về hiệu lực và thời hạn như sau:

    Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
    1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
    2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    ...

    Tóm lại, trước khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành 2025 thì các giấy tờ đất, sổ đỏ vẫn còn giá trị sử dụng. Sau sáp nhập thì người dân cần đăng ký biến động đối với giấy tờ đất, sổ đỏ của mình.

    (Trên đây là thông tin Hà nam sáp nhập Ninh Bình Nam Định lấy tên gì theo Nghị quyết 60?)

    Chuyên viên pháp lý Cao Thanh An
    saved-content
    unsaved-content
    1032