Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Chế độ phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức được quy định thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Chế độ phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức được quy định thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam? Mức phụ cấp trong trường hợp này là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Chế độ phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức được quy định thế nào hiện nay theo quy định của pháp luật Việt Nam?

    Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương. Phụ cấp độc hại có 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

    - Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ công chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại như sau:

    + Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm.

    + Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh; + Những nơi công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

    + Làm việc ở nơi có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

    - Các mức phụ cấp có hệ số 0,2; 0,3; 0,4 áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức làm việc ở nơi có nhiều yếu tố độc hại như đã nêu ở trên.

    Cán bộ công chức, viên chức trực tiếp và thường xuyên làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm theo quy định như đã nêu trên mà chưa được cơ quan có thẩm quyền thoả thuận áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị có văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét; kèm theo công văn đề nghị cần phải có bản thuyết minh điều kiện lao động được cơ quan y học lao động xác nhận.

    Trường hợp nghề, công việc đã được công nhận là nghề công việc độc hại, nguy hiểm hoặc nghề, công việc làm việc trong môi trường độc hại nguy hiểm thì kèm theo danh mục nghề, công việc độc hại nguy hiểm đã được ban hành. Đối với cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, mặt trận và các đoàn thể thì thực hiện theo chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

    Do vậy, bạn phải đề nghị lãnh đạo cơ quan xem xét, xem công việc bạn đang làm có thuộc diện độc hại theo tiêu chuẩn như đã nêu hay không. Trên cơ sở đó đối chiếu với các chế độ chính sách chung của Nhà nước để áp dụng.

    15