Cầu vượt biển Cần Giờ dài bao nhiêu km? Cầu Cần Giờ khi nào xây?
Nội dung chính
Cầu vượt biển Cần Giờ dài bao nhiêu km? Cầu Cần Giờ khi nào xây?
Dự án cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu trước đó đã được Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề xuất từ năm 2017 với chiều dài khoảng 17 km, có độ tĩnh không 56 m. Tuy nhiên, mới đây Sở Giao thông công chánh TP.HCM vừa gửi cho Sở Xây dựng và liên doanh tư vấn lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM nhằm xem xét dự án tuyến đường ven biển phía Nam đoạn qua TP.HCM trong đó có dự án cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu.
Trong dự án tuyến đường ven biển qua TP.HCM bao gồm dự án cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu. Dự án cầu Cần Giờ giúp rút ngắn khoảng cách giữa hai địa phương, đồng thời tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ cho Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương xác định lấy biển làm trọng tâm, phát huy tiềm năng, khai thác lợi thế biển đảo, cảnh quan núi rừng, tài nguyên đa dạng sinh học… để phát triển du lịch, thúc đẩy kinh tế biển, du lịch và cảng biển.
Theo tính toán sơ bộ, hạng mục cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu dài hơn 10 km với tổng mức đầu tư khoảng 62.231 tỷ đồng cho cả hai giai đoạn. Nếu được triển khai, đây sẽ là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, kết nối hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước về công nghiệp - thương mại - dịch vụ - xuất nhập khẩu và kinh tế biển.
Cầu vượt biển Cần Giờ dài bao nhiêu km? Cầu Cần Giờ khi nào xây? Hiện tại chưa có thông tin quy hoạch chính thức của cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu nhưng dự kiến sẽ khoảng hơn 10km. Về thời gian xây dựng hiện vẫn đang cập nhật.
Cầu vượt biển Cần Giờ dài bao nhiêu km? Cầu Cần Giờ khi nào xây? (Hình từ Internet)
Quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng đối với dự án cầu Cần Giờ ra sao?
Căn cứ Điều 207 Luật Đất đai 2024 quy định về đất sử dụng vào mục đích công cộng như sau:
- Việc sử dụng đất vào mục đích công cộng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chuyên ngành có sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng phải phân định rõ diện tích đất sử dụng không có mục đích kinh doanh và diện tích đất sử dụng có mục đích kinh doanh.
+ Đối với diện tích đất sử dụng không có mục đích kinh doanh thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 118 Luật Đất đai 2024; đối với diện tích đất sử dụng có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 120 Luật Đất đai 2024.
- Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024.
- Chế độ quản lý, sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư phải tuân theo quy định của Luật Đất đai 2024 và Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, giao đất cho lực lượng Công an nhân dân khi có yêu cầu để bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất để thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất triển khai dự án cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu?
Căn cứ Điều 91 Luật Đất đai 2024 quy định về các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khi thực hiện dự án cầu vượt biển Cần Giờ Vũng Tàu như sau:
- Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung, sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
- Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
+ Đối với người có đất thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.
- Chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự mà bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường thiệt hại; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ngừng sản xuất, kinh doanh do Nhà nước thu hồi đất thì được xem xét hỗ trợ.
- Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản để tạo điều kiện cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.
- Khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi. Khu tái định cư có thể bố trí cho một hoặc nhiều dự án.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư để bảo đảm chủ động trong việc bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất.
- Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 mà phần diện tích còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.
+ Kinh phí bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản 6 Điều 91 Luật Đất đai 2024 được tính vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư.