Cán bộ không chuyên trách là gì? Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?
Nội dung chính
Cán bộ không chuyên trách là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP:
Điều 36. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
...
2. Nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
3. Bầu cử, tuyển chọn người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
a) Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên, quy định của pháp luật có liên quan và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
b) Các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ngoài quy định tại điểm a khoản này thực hiện tuyển chọn thông qua hình thức xét tuyển.
Riêng đối với chức danh giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
...
Như vậy, cán bộ không chuyên trách cấp xã là người nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
Trên đây là Cán bộ không chuyên trách là gì? Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?
Cán bộ không chuyên trách là gì? Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai? (Hình từ Internet)
Cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP:
Điều 34. Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
...
3. Căn cứ vào quỹ phụ cấp được ngân sách Trung ương khoán cho mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại các khoản 1, 2 Điều này; nguồn kinh phí ngân sách chi cho cải cách chính sách tiền lương của địa phương; các quy định của pháp luật có liên quan và đặc thù của từng cấp xã, từng thôn, tổ dân phố, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể những nội dung sau:
a) Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
...
Như vậy, theo quy định trên, chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã do HĐND cấp tỉnh quyết định. Tùy theo từng tỉnh mà Hội đồng nhân dân quy định cụ thể các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
(1) Cán bộ không chuyên trách cấp xã Thành phố Hà Nội:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 18/2023/NQ-HĐND TP. Hà Nội, các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã bao gồm:
- Văn phòng Đảng ủy cấp xã; - Phụ trách công tác truyền thanh cấp xã; - Phó Chỉ huy trưởng Quân sự; - Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc; - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh; - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ; - Phó Chủ tịch Hội Nông dân (đối với xã và các phường, thị trấn có tổ chức Hội Nông dân); - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; - Chủ tịch Hội Người cao tuổi; - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ở xã, phường, thị trấn. |
(2) Cán bộ không chuyên trách cấp xã Thành phố Hồ Chí Minh:
Căn cứ theo Điều 2 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐND TPHCM, các chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã bao gồm:
- Văn phòng Đảng ủy; - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; - Thường trực Khối vận; - Tuyên giáo; - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; - Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; - Chủ tịch Hội Người cao tuổi; - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ; - Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự; - Bình đẳng giới - Trẻ em; - Công nghệ thông tin; - Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; - Lao động - Thương binh và Xã hội; - Phụ trách kinh tế; - Thủ quỹ - Văn thư - Lưu trữ. |
Cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
Căn cứ theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023:
Điều 76. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.
3. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
4. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
5. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
6. Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.
8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
...
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.