Danh sách tòa án nhân dân tại Cao Bằng từ ngày 01/7/2025 sau sáp nhập

Ngày 27/6/ 2025, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 trong đó có nêu rõ danh sách tòa án nhân dân tại Cao Bằng từ ngày 01/7/2025 sau sáp nhập.

Nội dung chính

    Danh sách tòa án nhân dân tại Cao Bằng từ ngày 01/7/2025 sau sáp nhập

    Ngày 27/6/ 2025, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 thành lập TAND cấp tỉnh và TAND khu vực, thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND cấp tỉnh và TAND khu vực.

    Theo đó, Nghị quyết 81/2025/UBTVQH15 quy định 11 Tòa án nhân dân cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp trong đó có tòa án nhân dân tại Cao Bằng

    Dưới đây là danh sách Tòa án nhân dân tại Cao Bằng từ ngày 01/7/2025 sau sáp nhập:

    STTTên của Tòa án nhân dân khu vựcPhạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân khu vựcTòa án nhân dân khu vực kế thừa quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Tòa án nhân dân cấp huyện sau đây

    1

    Tòa án nhân dân khu vực 1 - Cao Bằng

    Đối với 07 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng: Thục Phán, Nùng Trí Cao, Tân Giang, Hòa An, Nam Tuấn, Bạch Đằng, Nguyễn Huệ.

    thành phố Cao Bằng, Hòa An

    2

    Tòa án nhân dân khu vực 2 - Cao Bằng

    Đối với 11 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng: Minh Khai, Canh Tân, Kim Đồng, Thạch An, Đông Khê, Đức Long, Phục Hòa, Bế Văn Đàn, Độc Lập, Quảng Uyên, Hạnh Phúc.

    Quảng Hòa, Thạch An

    3

    Tòa án nhân dân khu vực 3 - Cao Bằng

    Đối với 11 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng: Quang Hán, Trà Lĩnh, Quang Trung, Đoài Dương, Trùng Khánh, Đàm Thủy, Đình Phong, Lý Quốc, Hạ Lang, Vinh Quý, Quang Long.

    Trùng Khánh, Hạ Lang

    4

    Tòa án nhân dân khu vực 4 - Cao Bằng

    Đối với 14 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng: Ca Thành, Phan Thanh, Thành Công, Tĩnh Túc, Tam Kim, Nguyên Bình, Minh Tâm, Thanh Long, Cần Yên, Thông Nông, Trường Hà, Hà Quảng, Lũng Nặm, Tổng Cọt.

    Nguyên Bình, Hà Quảng

    5

    Tòa án nhân dân khu vực 5 - Cao Bằng

    Đối với 13 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng: Quảng Lâm, Nam Quang, Lý Bôn, Bảo Lâm, Yên Thổ, Sơn Lộ, Hưng Đạo, Bảo Lạc, Cốc Pàng, Cô Ba, Khánh Xuân, Xuân Trường, Huy Giáp.

    Bảo Lạc, Bảo Lâm

    Danh sách tòa án nhân dân tại Cao Bằng từ ngày 01/7/2025 sau sáp nhập

    Danh sách tòa án nhân dân tại Cao Bằng từ ngày 01/7/2025 sau sáp nhập (Hình từ Internet)

    Vị trí chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân tại Cao Bằng

    Tại Điều 2 và Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về vị trí chức năng và nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau:

    (1) Vị trí chức năng của Tòa án nhân dân

    - Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

    - Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp để thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; bằng hoạt động của mình, góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

    - Tòa án nhân dân nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật.

    (2) Nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân

    - Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.

    - Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    + Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;

    + Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;

    + Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;

    + Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;

    + Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;

    + Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;

    + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;

    + Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    1