Vì sao nhà phố lại đang được phát triển tại Việt Nam? Đặc điểm kiến trúc điển hình của thiết kế nhà phố?
Nội dung chính
Nhà phố là gì?
Nhà phố (Shophouse) là mô hình kết hợp giữa căn hộ để ở với cửa hàng, dùng cho các hoạt động kinh doanh thương mại. Loại hình bất động sản này vô cùng phổ biến tại các quốc gia phát triển và dần phổ biến hơn ở thị trường địa ốc Việt Nam nhờ sở hữu khả năng sinh lời ổn định, bền vững.
Loại hình sản phẩm này vốn đã nổi tiếng tại các quốc gia phát triển và dần phổ biến hơn ở thị trường bất động sản Việt Nam nhờ sở hữu chức năng kép và khả năng sinh lời ổn định. Nhà phố đặc biệt thích hợp cho các nhà đầu tư hoặc các gia đình muốn tận dụng không gian sống để kết hợp kinh doanh.
Giá trị của shophouse không chỉ thể hiện trong kiến trúc tinh tế, tối ưu từng khoảng không mà còn mang lại những trải nghiệm văn hóa vô giá. Sẽ khó tìm được ở đâu những khu phố cao cấp, tao nhã đan xen giữa các cửa hàng lâu đời giàu truyền thống như khu phố mua sắm ở Ginza, Penang hay khung cảnh hoa lệ với kiến trúc Pháp đặc trưng tại Avenue des Champs -Élyseés (Paris)...
Vì sao nhà phố lại đang được phát triển tại Việt Nam? Đặc điểm kiến trúc điển hình của thiết kế nhà phố? (Hình từ Internet)
Vì sao nhà phố lại đang được phát triển tại Việt Nam?
Không chỉ là nơi an cư, nhà phố còn là biểu tượng của đẳng cấp và sự thành đạt, thể hiện qua vị trí đắc địa và thiết kế tinh tế. So với chung cư, nhà mặt phố thường được ưa chuộng hơn bởi không gian sống riêng tư, thoáng đãng và khả năng thay đổi cao.
Nhà phố hiện đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá tích cực từ các nhà đầu tư. Bởi nó sở hữu những ưu điểm vượt trội mà các hình thức khác có thể có được:
- Nằm tại vị trí đắc địa
Đây là một trong những đặc điểm nổi trội của mô hình này. Hầu hết các căn hộ này đều được xây dựng ở vị trí “vàng”, có mật độ dân số đông đúc và hướng ra các trục đường chính cũng như tuyến giao thông quan trọng. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh ở các ngôi nhà này có thể tiếp cận với nguồn khách hàng dồi dào và tối ưu hóa nguồn doanh thu.
- Thiết kế thông minh, nổi bật
Các căn nhà này được thiết kế với chiều cao 2 tầng trở lên tách biệt nhau và mặt tiền rộng rãi, phù hợp với nhiều chức năng khác nhau như: cư trú, mở cửa hàng, cho thuê làm văn phòng, Showroom,... Ngoài ra, Nội thất bên trong được thiết kế theo hướng thông minh, hiện đại và tinh tế.
- Có tính thanh khoản tốt
Tính thanh khoản của loại hình này được giới chuyên gia đánh giá rất cao do số lượng hữu hạn và sở hữu chức năng 2 trong 1 - vừa ở vừa kinh doanh. Đặc biệt, so với đầu tư vào đất nền, loại hình căn hộ thương mại này được đảm bảo hơn về tính pháp lý do thường nhận bàn giao sau khi đã hoàn thiện cơ bản. Còn so với đầu tư vào loại hình căn hộ, giá trị của Shophouse sẽ ổn định và ít có xu hướng giảm.
- Lợi nhuận kép
Nhà đầu tư có thể vừa sử dụng shophouse để kinh doanh, vừa cho thuê phần không gian không sử dụng, mang lại nguồn thu nhập kép từ việc cho thuê và kinh doanh.
- Tính linh hoạt
Thiết kế của shophouse cho phép linh hoạt trong việc bố trí không gian, phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, từ cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê đến văn phòng.
- Giá trị tài sản tăng
Nhờ vào vị trí đắc địa và tiềm năng kinh doanh cao, giá trị của shophouse thường có xu hướng tăng theo thời gian, mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư.
- Sự tiện lợi
Chủ sở hữu có thể sống và làm việc tại cùng một nơi, tiết kiệm thời gian di chuyển và chi phí sinh hoạt. Điều này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh gia đình.
- Hạ tầng đồng bộ
Các dự án shophouse thường được quy hoạch đồng bộ với các tiện ích xung quanh như khu dân cư, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và cuộc sống.
Đặc điểm kiến trúc điển hình của thiết kế nhà phố?
Kiến trúc xây dựng của nhà phố được xây dựng trong khu đô thị hoàn chỉnh. Đầy đủ các tiện ích trong khuôn viên đô thị. Có các tuyến đường giao thông nội bộ, thuận tiện cho việc di chuyển.
(Hình từ Internet)
Các căn nhà được xây dựng với cùng một kiến trúc, giống nhau về số tầng, hình thức cũng như màu sơn,....Do đó, quy hoạch kiến trúc của nhà phố thương mại thường ít có sự thay đổi. Nhìn vào thấy rõ sự quy mô, hiện đại, đẹp mắt.
Ngược lại, nhà mặt phố được xây dựng theo chủ ý của chủ sở hữu. Các nhà mặt phố có thể giống nhau về số tầng, màu sơn những kiến trúc khác nhau. Nhìn vào thấy rõ sự khác biệt của từng căn nhà.
Chủ sở hữu có thể thay đổi, sơn sửa cấu trúc căn nhà theo nhu cầu sử dụng của từng thời điểm. Việc xây sửa cũng độc lập, không liên quan đến các căn hộ khác nên nó sẽ diễn ra một cách thuận lợi, dễ dàng hơn.
Nhà phố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đô thị. Với sự kết hợp giữa không gian sống và kinh doanh, loại hình bất động sản này tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động thương mại và dịch vụ. Đồng thời, cũng góp phần tăng giá trị bất động sản và phát triển hạ tầng đô thị.