14:37 - 27/09/2024

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tim mạch

Tôi hiện đang công tác tại phòng thí nghiệm ở Bình Dương. Vì yêu cầu công việc tôi có thắc mắc sau mong nhận được phản hồi. Cụ thể: Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tim mạch được xác định như thế nào? Văn bản nào hướng dẫn về vấn đề này?

Nội dung chính

    Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tim mạch được quy định tại Chương 3 Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tim mạch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ban hành kèm theo Bảng 2 Thông tư 20/2014/TT-BYT như sau:

    Bnh tt h Tim Mch

    Tỷ lệ (%)

    I. Bệnh tật màng ngoài tim

     

    1. Điều trị kết quả tốt (không để lại di chứng, biến chứng)

    11-15

    2. Điều trị kết quả không tốt (có biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim): Tỷ lệ được tính theo mục tương ứng trong bảng này

     

    3. Di chứng viêm màng ngoài tim co thắt, phải xử trí bằng phẫu thuật

     

    3.1. Kết quả tương đối tốt (hết các triệu chứng suy tim)

    31-35

    3.2. Kết quả hạn chế gây biến chứng suy tim, rối loạn nhịp tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.3.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

     

    II. Viêm cơ tim

     

    1. Viêm cơ tim không có biến chứng

     

    1.1. Viêm cơ tim đơn thuần điều trị nội khoa có kết quả tốt (khỏi hoàn toàn)

    11-15

    1.2. Viêm cơ tim điều trị kết quả tương đối tốt (50% ≤ EF%)

    31-35

    1.3. Điều trị kết quả hạn chế (EF% < 50%) nhưng chưa phải điều trị can thiệp

    41-45

    1.4. Viêm cơ tim phải điều trị can thiệp (cấy thiết bị hỗ trợ thất) và/hoặc phẫu thuật

    71-75

    2. Viêm cơ tim có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ tại các Mục 1.2 hoặc 1.3 hoặc 2.1.4 nói trên cộng lùi với tỷ lệ của biến chứng

     

    III. Bệnh cơ tim tiên phát

     

    1. Bệnh cơ tim giai đoạn đầu gây giảm chức năng thất (phát hiện, đánh giá chủ yếu bằng Siêu âm tim Doopler)

    41-45

    2. Bệnh cơ tim giai đoạn biến chứng (suy tim, rối loạn nhịp tìm,...): Tỷ lệ tính theo Mục 3.1 cộng lùi tỷ lệ biến chứng

     

    IV. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định)

     

    1. Hội chứng đau thắt ngực (đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa)

     

    1.1. Cơn thưa nhẹ (Độ I)

    31-35

    1.2. Cơn nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt (Độ II, III)

    56-60

    1.3. Cơn đau kể cả lúc nghỉ ngơi hoặc khi làm việc nhẹ, gắng sức nhẹ (Độ IV) hoặc cơn đau xuất hiện ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim (có hoặc không có biến chứng như: rối loạn nhịp, shock tim, suy tim, tim to, tắc động mạch não,...)

    71-75

    2. Hội chứng đau thắt ngực đã được chẩn đoán xác định, điều trị nội khoa không kết quả hoặc phải điều trị tái tạo mạch bằng các phương pháp can thiệp động mạch vành

     

    2.1. Kết quả tương đối tốt

    51-55

    2.2. Kết quả không tốt hoặc gây biến chứng (biến đổi EF%, suy tim, rối loạn nhịp): Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

     

    V. Đau thắt ngực không ổn định; Nhồi máu cơ tim

     

    1. Đau thắt ngực không ổn định

    61-65

    2. Nhồi máu cơ tim cấp tính, không gây biến chứng

     

    2.1. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa, kết quả tương đối tốt (tạm ổn định)

    61-65

    2.2. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả phải can thiệp nong, đặt Stent...

    71-75

    2.3. Nhồi máu cơ tim cấp tính điều trị nội khoa không kết quả (phải phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành (đã tính cả tỷ lệ phẫu thuật)

    76-80

    3. Nhồi máu cơ tim cấp tính gây biến chứng: thông liên thất do thủng vách liên thất, các rối loạn nhịp tim, suy tim, tắc động mạch não, viêm màng ngoài tim, phình tim,...

    81-85

    VI. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

     

    1. Điều trị nội khoa kết quả tốt

    31-35

    2. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế để lại di chứng nhẹ

    41-45

    3. Điều trị kết quả không tốt, bị biến chứng nặng (Nhồi máu cơ tim, áp xe cơ tim, thông hên nhĩ, thông liên thất sau viêm, phình tim, block nhĩ thất, đứt trụ cơ dây chằng, biến chứng tắc mạch,...) đã phẫu thuật

     

    3.1. Kết quả tốt

    61-65

    3.2. Kết quả không tốt: Áp dụng tỷ lệ Mục 3.1 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

     

    VII. Các bệnh lý tổn thương van tim, thấp tim (thấp khớp cấp)

     

    1. Các bệnh lý tổn thương van tim

     

    1.1. Các bệnh lý tổn thương van tim, điều trị nội khoa

     

    1.1.1. Chưa ảnh hưởng chức năng tâm trương, tâm thu

    21-25

    1.1.2. Có rối loạn chức năng tâm trương tim

    26-30

    1.1.3. Có biến chứng suy tim và/hoặc có rối loạn nhịp tim và/ hoặc biến chứng cơ quan khác: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.1.1 cộng lùi với tỷ lệ các biến chứng

     

    1.2. Các bệnh lý tổn thương van tim phải điều trị can thiệp

     

    1.2.1. Điều trị can thiệp nong van, tách van kết quả tương đối tốt (triệu chứng suy tim tuy có giảm nhưng vẫn còn)

    61-65

    1.2.2. Điều trị can thiệp nong van, tách van kết quả hạn chế (loạn nhịp, sa van hai lá, hở van hai lá hơn 2/4...)

    66-70

    1.2.3. Thay van (Phẫu thuật tim hở): Kết quả tương đối tốt, không có rối loạn nhịp

    61-65

    1.2.4. Thay van (Phẫu thuật tim hở) có biến chứng sau thay van: (áp- xe quanh vòng van, loạn nhịp, dính kết Fibrin sau đó vôi hóa tại van, rối loạn hoạt động của van, hở hoặc hẹp van động mạch chủ thứ phát, suy tim tiến triển...)

    71 - 75

    2. Thấp tim (thấp khớp cấp)

     

    2.1. Thấp tim đơn thuần (không để lại di chứng tổn thương cơ tim, van tim...) tái phát dưới 2 lần/năm

    11-15

    2.2. Thấp tim đơn thuần tái phát từ hai lần/năm trở lên

    21-25

    2.3. Thấp tim có biến chứng hở, hẹp van, sùi, vôi hóa van đon thuần, hoặc có biến chứng rung nhĩ, cục máu đông buồng nhĩ trái, tắc động mạch phổi, tắc động mạch ngoại vi, suy tim...

     

    2.3.1. Điều trị nội khoa có kết quả

    41-45

    2.3.2. Điều trị nội khoa không kết quả, hoặc kết quả hạn chế, có chỉ định phẫu thuật

    61-65

    2.3.3. Điều trị nong van tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.2.1 hoặc 1.2.2.

     

    2.3.4. Thay van: Áp dụng tỷ lệ Mục 1.2.3, 1.2.4

     

    2.4. Tổn thương nhiều van tim kết hợp: Áp dụng tỷ lệ Mục 1, 2 tùy hình thái tổn thương và cộng lùi 10 đến 15% tùy số lượng van tim tổn thương.

     

    VIII. Rối loạn nhịp tim

     

    1. Các rối loạn nhịp tim (không thuộc Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7)

     

    1.1. Điều trị nội khoa kết quả tốt (không tái phát)

    0

    1.2. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (tái phát dưới bốn lần/năm)

    21-25

    1.3. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả có chỉ định điều trị can thiệp

     

    1.3.1. Kết quả tốt (không còn rối loạn nhịp)

    0

    1.3.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt

    41-45

    1.4. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn

    31-35

    2. Nhịp tim chậm

     

    2.1. Hội chứng suy nút xoang

     

    2.1.1. Nhịp chậm xoang

    21-25

    2.1.2. Ngừng xoang

    41-45

    2.2. Blốc nhĩ thất, blốc nhánh trái

     

    2.2.1. Blốc nhĩ thất độ I

    6-10

    2.2.2. Blốc nhĩ thất độ II, blốc nhánh trái

    21-25

    2.2.3. Blốc nhĩ thất độ III

    51-55

    2.2.4. Blốc nhĩ thất độ III điều trị nội khoa kết quả hạn chế phải cấy máy tạo nhịp hoặc điều trị bằng các phương pháp khác, kết quả tốt

    31-35

    2.2.5. Blốc nhĩ thất độ III điều trị không có kết quả mặc dù đã cấy máy tạo nhịp hoặc đã điều trị bằng các phương pháp khác

    61-65

    3. Loạn nhịp ngoại tâm thu

     

    3.1. Độ I-II

    11-15

    3.2. Độ III trở lên

     

    3.2.1. Điều trị nội khoa kết quả tương đối tốt (tái phát dưới bốn lần/năm)

    21-25

    3.2.2. Điều trị nội khoa kết quả hạn chế hoặc không kết quả, phải can thiệp điều trị hỗ trợ (cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, đốt bằng năng lượng tần số radio,...)

    46-50

    4. Nhịp nhanh xoang không rõ căn nguyên, tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt

    6-10

    5. Con nhịp nhanh kịch phát

     

    5.1. Điều trị kết quả tốt

    11-15

    5.2. Tái phát nhiều lần, hết con không khó chịu, chưa có biến chứng (suy tim, tắc mạch,...)

    31-35

    6. Rối loạn nhịp tim: rung nhĩ, cuồng động nhĩ, xoắn đỉnh, nhịp nhanh thất...

     

    6.1. Điều trị kết quả tốt (bằng sốc điện, thuốc,....) hết các rối loạn (trên điện tim)

    51-55

    6.2. Điều trị không kết quả: không hết các rối loạn nhịp trên điện tim

    61-65

    6.3. Điều trị không kết quả, gây biến chứng (tắc mạch máu gây tổn thương một hoặc nhiều cơ quan do cục máu đông): Áp dụng tỷ lệ Mục 6.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng cơ quan bị tổn thương

     

    7. Suy nhược thần kinh tuần hoàn (nhịp nhanh lúc thức, nhịp chậm hay bình thường lúc ngủ)

     

    7.1. Điều trị nội khoa ổn định (không hoặc tái phát dưới 4 lần/năm)

    3-5

    7.2. Điều trị nội khoa không tốt (tái phát trên 3 lần/năm) kèm suy nhược cơ thể

    11-15

    IX. U tiên phát: u nhày, u mỡ, u máu cơ tim, màng tim,...

     

    1. Chưa phẫu thuật

    26-30

    2. Đã phẫu thuật

     

    2.1. Kết quả tốt (ổn định)

    21-25

    2.2. Kết quả không tốt, có biến chứng (rối loạn nhịp tim, tắc mạch, suy tim,...): Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi tỷ lệ biến chứng

     

    X. U thứ phát. Sarcome, Carcinome, u sắc tố tiên lượng xấu

    81

    XI. Bệnh tăng huyết áp

     

    1. Tăng huyết áp giai đoạn I

    21-25

    2. Tăng huyết áp giai đoạn II

    41-45

    3. Tăng huyết áp giai đoạn III: Áp dụng tỷ lệ Mục 2 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

     

    XII. Bệnh huyết áp thấp (Huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg)

     

    1. Nếu chưa có ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng ít (mệt mỏi từng lúc), điều trị có kết quả

    6-10

    2. Nếu ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị có kết quả

    21-25

    3. Ảnh hưởng sinh hoạt, lao động hoặc ảnh hưởng nhiều (mệt mỏi thường xuyên), điều trị không có kết quả (phải nghỉ việc nghi trên ba tháng trong một năm) tỷ lệ này đã bao gồm cả tâm căn suy nhược, suy nhược cơ thể

    41-45

    XIII. Các bệnh khác về động mạch (Viêm tắc động mạch, phồng động mạch, phình tách động mạch...)

     

    1. Chỉ có rối loạn cơ năng (cơn đau cách hồi), chưa có loạn dinh dưỡng ở chi hoặc biến chứng ở các cơ quan nội tạng

    21-25

    2. Đã có rối loạn dinh dưỡng và/ hoặc biến chứng nhẹ (đau liên tục, ảnh hưởng sinh hoạt, vận động)

    31-35

    3. Đã có rối loạn dinh dưỡng gây biến chứng nặng, đã có hoặc không phải can thiệp ngoại khoa (hoại tử, nhồi máu, cắt cụt một phần bộ phận cơ thể bị tổn thương,...): Áp dụng tỷ lệ Mục 2 cộng lùi với tỷ lệ cơ quan, bộ phận bị tổn thương

     

    XIV. Bệnh về hệ thống tĩnh mạch

     

    1. Suy tĩnh mạch

     

    1.1. Suy tĩnh mạch đơn thuần

    6-10

    1.2. Suy tĩnh mạch có huyết khối, hoặc chưa có huyết khối nhưng làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, vận động

    16-20

    2. Viêm, tắc tĩnh mạch

     

    2.1. Viêm tĩnh mạch chưa có huyết khối

    6-10

    2.2. Viêm tĩnh mạch có huyết khối

    16-20

    2.3. Tắc tĩnh mạch có hoại tử (loét da) diện tích dưới 10%

    21-25

    2.4. Tắc tĩnh mạch có hoại tử (loét da) diện tích từ 10% trở lên

    31-35

    2.5. Tắc tĩnh mạch gây tổn thương các cơ quan: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.2 cộng lùi với tỷ lệ cơ quan, bộ phận bị tổn thương

     

    3. Trĩ nội, trĩ ngoại: Áp dụng Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ Tiêu hóa

     

    XV. Bệnh hệ thống bạch huyết và mao mạch

     

    1. Viêm bạch mạch cấp tính, điều trị ổn định

    6-10

    2. Viêm bạch mạch mạn tính gây viêm nghẽn tĩnh mạch, nhiễm khuẩn thứ phát có loét

     

    2.1. Ảnh hưởng ít đi lại, vận động, sinh hoạt

    11-15

    2.2. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đi lại, vận động

    21-25

    2.3. Điều trị không kết quả

    31-35

    3. Hội chứng bệnh mạch máu đầu chi: (bệnh Raynaud, tím đầu chi, cước, xanh tím dạng lưới, bệnh Acrorighos, đỏ đầu chi)

     

    3.1. Ảnh hưởng ít đến sinh hoạt

    21-25

    3.2. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, điều trị ổn định

    31-35

    3.3. Ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và/hoặc điều trị không có kết quả

    41-45

    XVI. Bệnh tim bẩm sinh (Thông liên nhĩ, Thông liên thất, Tồn tại ổng thông động mạch, Hẹp động mạch chủ, Hẹp eo động mạch chủ, Hẹp động mạch phổi, Tứ chứng Fallot, Thiếu hụt bẩm sinh màng ngoài tim, Bệnh van tim bẩm sinh, Hội chứng Eỉsenmenger,...)

     

    1. Chưa có biến chứng (tăng áp động mạch phổi thứ phát), điều trị nội khoa

     

    1.1. Kết quả tốt (hết các triệu chứng có trước khi can thiệp)

    21-25

    1.2. Kết quả không tốt (còn tồn tại triệu chứng có trước khi can thiệp)

    41-45

    2. Có biến chứng tăng áp động mạch phổi thứ phát, điều trị nội khoa

     

    2.1. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ nhẹ

    21-25

    2.2. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ trung bình

    41-45

    2.3. Tăng áp động mạch phổi thứ phát đơn thuần, điều trị ổn định mức độ nặng

    61-65

    2.4. Có biến chứng suy tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 hoặc 2.2 hoặc 2.3 cộng lùi với tỷ lệ suy tim

     

    2.5. Có biến chứng rối loạn nhịp tim: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1; 2.2; 2.3 cộng lùi với tỷ lệ rối loạn nhịp tim

     

    2.6. Các biến chứng khác như: Viêm phổi nặng; Viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn; vôi hóa, đứt, vỡ ống thông động mạch; Phù phổi cấp tính; Tắc mạch; Thiếu máu;...: Áp dụng tỷ lệ Mục 2.1 hoặc 2.2 hoặc 2.3 cộng lùi với tỷ lệ biến chứng

     

    3. Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa hoặc can thiệp qua da (bít, nong...)

     

    3.1. Kết quả tốt (hết các triệu chứng có trước khi can thiệp )

    11-15

    3.2. Kết quả không tốt (còn tồn tại các triệu chứng có trước khi can thiệp)

     

    3.2.1. Kết quả không tốt, còn tăng áp lực động mạch phổi: Áp dụng tỷ lệ Mục 2 tương ứng cộng lùi với tỷ lệ Mục 3.1

     

    3.2.2. Kết quả không tốt ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây biến chứng (suy tim, rối loạn nhịp,...): Áp dụng tỷ lệ Mục 2 tương ứng cộng lùi với tỷ lệ các biến chứng

     

    3.2.3. Phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hoặc phải can thiệp lại

    71-75

    3.2.4. Không có chỉ định mổ hoặc phải mổ lại

    81

    XVII. Tăng áp lực động mạch phổi nguyên phát

     

    1. Mức độ nhẹ

    41-45

    2. Mức độ trung bình

    51-55

    3. Mức độ nặng: có biến chứng (tâm phế mạn tính,...): Áp dụng tỷ lệ Mục 2 cộng lùi với tỷ lệ các biến chứng

     

    XVIII. Suy tim

     

    1. Suy tim độ 1

    21-25

    2. Suy tim độ 2

    41-45

    3. Suy tim độ 3

    61-65

    4. Suy tim độ 4

    71-75

    XIX. Dị dạng, dị tật hệ Tim, Mạch khác (không thuộc các tổn thương nêu trên)

     

    1. Dị dạng, dị tật hệ tim mạch nếu tương tự như các tổn thương hệ tim mạch đã được nêu trong Bảng tỷ lệ này thì được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương đương đã nêu trong Bảng

     

    2. Dị dạng, dị tật hệ tim mạch khác

     

    2.1. Không gây rối loạn chức năng tim mạch

    0-5

    2.2. Gây rối loạn chức năng tim mạch: Áp dụng tỷ lệ tỷ lệ Mục 2.1 và cộng lùi tỷ lệ rối loạn chức năng tương ứng

     

    2.3. Đã điều trị can thiệp kết quả tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ tổn thương cơ thể do phương pháp can thiệp đó gây ra

     

    2.4. Điều trị can thiệp kết quả không tốt: Tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ Mục 2.3 cộng lùi tỷ lệ di chứng chức năng

     


    Trên đây là nội dung quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do bệnh, tật hệ tim mạch. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 20/2014/TT-BYT.

    Trân trọng!

    296
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ