10:07 - 18/12/2024

Trường hợp nào vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được? Xử lý những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như thế nào?

Trường hợp nào vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được? Xử lý những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như thế nào?

Nội dung chính

    Trường hợp nào vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được?

    Căn cứ tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:

    Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được
    1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
    2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
    3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
    4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

    Theo đó, những trường hợp vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được bao gồm:

    - Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    - Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

    - Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

    - Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

    Trường hợp nào vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được? Xử lý những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như thế nào?

    Trường hợp nào vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được? Xử lý những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như thế nào?

    Xử lý những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
    1. Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
    2. Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
    3. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
    Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

    Theo đó, trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

    Nguyên tắc tiến hành hòa giải trong tố tụng dân sự được quy định thế nào?

    Căn cứ tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nguyên tắc tiến hành hòa giải trong tố tụng dân sự như sau:

    - Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

    - Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

    + Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

    + Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    133
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ