Quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm hiện nay như thế nào?
Nội dung chính
Quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm hiện nay như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
- Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh ATTP.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân SX, NK thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra ATTP; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm NK.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về ATTP do mình kinh doanh.
- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến ATTP; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
- Thông tin trung thực về ATTP; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm.
- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân SX, NK.
- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, NK và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra.
- Hợp tác với tổ chức, cá nhân SX, NK, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48 của Luật này.
- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.