Phân biệt hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng nhà nước và hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng?
Nội dung chính
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là gì?
Theo Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, đóng vai trò Ngân hàng Trung ương của Việt Nam. Là Ngân hàng Trung ương, NHNN có nhiệm vụ phát hành tiền, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức tín dụng, cung cấp dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, và duy trì ổn định hệ thống tài chính quốc gia.
Các tổ chức tín dụng là gì?
Căn cứ theo khoản 38 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về khái niệm các tổ chức tín dụng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
38. Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động ngân hàng theo luật định, bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là gì? Thế nào là các tổ chức tín dụng? (Hình từ Internet)
Thế nào là hoạt động cấp tín dụng?
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về hoạt động cấp tín dụng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 cũng có quy định về hoạt động cấp tín dụng:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Theo đó, cấp tín dụng là một trong các nghiệp vụ của hoạt động ngân hàng. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức hoặc cá nhân sử dụng một khoản tiền hay cam kết sử dụng khoản tiền, theo nguyên tắc có hoàn trả, bao gồm các nghiệp vụ như cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các hình thức cấp tín dụng khác.
Hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng có sự khác biệt gì?
(1) Về đối tượng:
Theo khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về đối tượng cấp tín dụng của NHNN:
Vị trí và chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
...
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về tái cấp vốn như sau:
Tái cấp vốn
1. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
Theo đó, đối tượng cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là các tổ chức tín dụng hoặc Chính phủ.
Theo đó, đối tượng cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là các tổ chức tín dụng.
Trong khi đó, tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật. Mà hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như: cấp tín dụng, nhận tiền gửi. Chính vì mục đích kinh doanh nên đối tượng của các tổ chức tín dụng là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn.
(2) Về hình thức:
Căn cứ vào Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, có thể thấy Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp tín dụng dưới dạng cho vay (tái cấp vốn), bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài và tạm ứng cho ngân sách nhà nước.
Theo khoản 4 Điều 6 và khoản 3 Điều 107 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng có thể bao gồm:
Điều 6. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
...
Điều 107. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
...
3. Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
a) Cho vay;
b) Chiết khấu, tái chiết khấu;
c) Bảo lãnh ngân hàng;
d) Phát hành thẻ tín dụng;
đ) Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
e) Thư tín dụng;
g) Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đa dang hơn, bao gồm: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng...
(3) Về mục đích:
- Ngân hàng nhà nước thực hiện hoạt động cấp tín dụng này là để thực hiện chức năng của ngân hàng nhà nước, đó là quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng) mà không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Trong khi đó, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng chủ yếu là để tìm kiếm lợi nhuận.