09:35 - 25/01/2025

Phân biệt giải pháp hữu ích và sáng chế?

Phân biệt giải pháp hữu ích và sáng chế? Kỹ sư có được giải pháp kỹ thuật mới, làm sao để biết đó là giải pháp hữu ích hay là độc quyền sáng chế?

Nội dung chính

    Giải pháp hữu ích là gì?

    Pháp luật hiện nay không quy định rõ thế nào là giải pháp hữu ích, tuy nhiên căn cứ vào khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, ta có thể đưa ra khái niệm như sau:

    Tại Việt Nam, thuật ngữ "giải pháp hữu ích" được sử dụng để chỉ những đối tượng sáng tạo kỹ thuật đáp ứng yêu cầu bảo hộ về tính mới, khả năng áp dụng, và tính hữu ích, nhưng không nhất thiết phải đạt đến mức độ sáng tạo cao như sáng chế. Giải pháp hữu ích thể hiện bản chất của một sáng tạo đơn giản hơn sáng chế nhưng mang tính ứng dụng thực tiễn cao, phù hợp với yêu cầu thực tiễn xã hội.

    Giải pháp hữu ích là gì? (Hình từ Internet)

    Giải pháp hữu ích là gì? (Hình từ Internet)

    Sáng chế là gì?

    Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về khái niệm sáng chế như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

    Như vậy, sáng chế là giải pháp kỹ thuật mang tính sáng tạo, được thể hiện dưới hai dạng chính: sản phẩm hoặc quy trình. Đây là thành quả từ quá trình nghiên cứu và phát triển khoa học, nhằm tìm ra phương pháp mới hoặc cải tiến những cách thức hiện có để giải quyết một vấn đề cụ thể trong thực tiễn đời sống hoặc sản xuất.

    Phân biệt giải pháp hữu ích so với sáng chế?

    (1) Giống nhau: Đều là giải pháp kỹ thuật, đều có thể được bảo hộ bởi quyền sở hữu công nghiệp

    (2) Khác nhau:

    - Về điều kiện bảo hộ: Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

    Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
    1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Có tính mới;
    b) Có trình độ sáng tạo;
    c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
    2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Có tính mới;
    b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

    Điều kiện bảo hộ sáng chế cao hơn, còn giải pháp hữu ích là những giải pháp kỹ thuật chưa đạt đến trình độ của sáng chế nhưng vẫn hữu ích và có tính ứng dụng.

    - Về thời gian bảo hộ: căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuề 2005:

    Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
    ...
    2. Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
    3. Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

    Theo đó, thời gian bảo hộ của sáng chế lâu hơn, 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Trong khi đó, đối với giải pháp hữu ích, thời gian bảo hộ chỉ là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

    Kỹ sư có được giải pháp kỹ thuật mới, làm sao để biết giải pháp kỹ thuật của mình là là giải pháp hữu ích hay là độc quyền sáng chế?

    Theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022:

    Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
    1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
    a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
    b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
    3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
    4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.hế, khi giải pháp hữu ích chưa đạt đến trình độ sáng chế sẽ được cục SHTT sẽ chuyển thành đơn đăng ký giải pháp hữu ích.

    Theo đó, nếu như kỹ sư có được giải pháp kỹ thuật mới, để biết giải pháp kỹ thuật của mình là là giải pháp hữu ích hay là độc quyền sáng chế, người đó cần đăng ký sáng chế.

    Khi giải pháp hữu ích chưa đạt đến trình độ sáng chế sẽ được cục Sở hữu trí tuệ sẽ chuyển thành đơn đăng ký giải pháp hữu ích.

    21
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ