Đơn Khiếu nại xử phạt xây dựng gởi cơ quan nào?
Nội dung chính
Đơn Khiếu nại xử phạt xây dựng gởi cơ quan nào?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định tại Điều 20 và Điều 23 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi năm 2004 và năm 2005), cụ thể như sau:
"Điều 20. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền:
1- Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2- Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
Điều 23. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền:
1. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình;
2. Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
3. Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.”.
Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật khiếu nại tố, cáo thì trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt và quyết định tạm đình chỉ thi công công trình (Điều 31) thì cô bạn có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai để được giải quyết. Nếu trong thời hạn 30 ngày mà đơn khiếu nại không được giải quyết hoặc có quyết định giải quyết nhưng cô bạn thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hoặc khởi kiện đến TAND quận Hoàng Mai để được giải quyết.
Lưu ý: Theo quy định mới của Luật tố tụng hành chính thì cô bạn có quyền khởi kiện vụ án hành chính (thời hiệu khởi kiện là 1 năm) đến TAND quận Hoàng Mai để được giải quyết mà không nhất thiết phải qua thủ tục khiếu nại lần đầu (bỏ qua thủ tục tiền tố tụng).