Thuế sử dụng đất nông nghiệp có áp dụng đối với đất trồng cỏ chăn nuôi gia súc không?
Nội dung chính
Thuế sử dụng đất nông nghiệp có áp dụng đối với đất trồng cỏ chăn nuôi gia súc không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp như sau:
Điều 2. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
1. Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ.
Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc... hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm)..
Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa...
Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
2. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác.
3. Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc.
Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Như vậy, đất trồng cỏ để chăn nuôi gia súc đã có chủ sử dụng thì đất này vẫn phải chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp có áp dụng đối với đất trồng cỏ chăn nuôi gia súc không? (Hình từ Internet)
Tỉ lệ giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong trường hợp có thiên tai làm thiệt hại mùa màng được xác định thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2c Mục V Thông tư 89-TC/TCT năm 1993 được sửa đổi bởi Thông tư 03/1997/TC-TCT quy định về miễn giảm thuế khi có thiên tai làm thiệt hại mùa màng, trong đó có quy định công thức xác định thiệt hại như sau:
Để thực hiện giảm miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) cho hộ nộp thuế được thuận lợi, kịp thời vụ, đáp ứng yêu cầu của Luật thuế SDĐNN và Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ khi có thiên tai, địch họa làm thiệt hại mùa màng; Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung cách tính miễn giảm thuế SDĐNN quy định tại điểm 2c,Mục V, Thông tư số 89 TC/TCT ngày 9/11/1993 như sau:
Tỷ lệ thiệt hại của vụ (hoặc năm) xét giảm, miễn thuế của hộ nộp thuế = 1 - [Sản lượng thu hoạch thực tế của diện tích bị thiệt hại của vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế : Sản lượng tính theo năng suất tham khảo khi phân hạng đất tính thuế của diện tích bị thiệt hại của vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế] x 100%
Căn cứ tỷ lệ thiệt hại được xác định theo công thức trên và căn cứ tỷ lệ giảm miễn thuế ứng với tỷ lệ thiệt hại quy định tại Điều 17, Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ để tính số thuế xét giảm miễn của hộ theo công thức sau:
Số thuế xét giảm, miễn theo vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế = Thuế ghi thu của diện tích bị thiệt hại ứng theo vụ (hoặc năm) của hộ nộp thuế x Tỷ lệ giảm, miễn thuế với tỷ lệ thiệt hại theo vụ (hoặc năm) xét giảm, miễn thuế của hộ nộp thuế
Hành vi không khai thuế sử dụng đất nông nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 74-CP năm 1993 quy định đối tượng chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà không khai báo thì bị xử lý như sau:
Điều 19. Việc xử lý các vi phạm Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định như sau:
1. Tổ chức, cá nhân khai man, lậu thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thiếu theo quy định còn bị phạt tiền, vi phạm lần thứ nhất: 0,2 lần; lần thứ 2: 0,4 lần; lần thứ 3: 0,5 lần số thuế thiếu.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất mà không khai báo thì cơ quan thuế được quyền ấn định số thuế phải nộp sau khi có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cùng cấp về diện tích và hạng đất tính thuế, ngoài việc truy nộp đủ số thuế còn bị phạt tiền, vi phạm lần thứ 1: 0,5 lần; lần thứ 2: 0,8 lần; lần thứ 3: 1,0 lần số thuế không khai báo.
3. Tổ chức, cá nhân nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt, nếu quá 30 ngày kể từ ngày phải nộp ghi trong lệnh thu thuế hoặc quyết định xử phạt mà không có lý do chính đáng, ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt còn bị phạt tiền bằng 0,1% số thuế thiếu hoặc tiền phạt cho mỗi ngày chậm nộp.
Việc nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt trong các trường hợp sau đây được coi là có lý do chính đáng như trong vụ thu hoạch mưa nhiều, tiêu thụ chậm hoặc khó tiêu thụ, thiếu phương tiện vận chuyển, hộ gia đình nộp thuế gặp tai nạn bất ngờ có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4. Những trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự gồm:
- Trốn thuế với số tiền tương đương trị giá của 5 tấn gạo trở lên;
- Đã bị 3 lần xử phạt hành chính theo các Khoản 1, 2, 3 Điều này mà còn tái phạm.
Như vậy, cá nhân sử dụng đất không khai báo thuế thì sẽ bị truy nộp đủ số thuế và bị phạt tiền vi phạm lần thứ 1: 0,5 lần; lần thứ 2: 0,8 lần; lần thứ 3: 1,0 lần số thuế không khai báo.
Ngoài ra, nếu cá nhân đã bị phạt 3 lần xử phạt hành chính mà còn tái phạm thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.