Những trường hợp không nộp nghĩa vụ tài chính nhưng không bị thu hồi đất?

Những trường hợp nào không nộp nghĩa vụ tài chính với Nhà nước mà vẫn được giữ quyền sử dụng đất theo quy định mới của pháp luật?

Nội dung chính

    Trường hợp nào được coi là người sử dụng đất không nộp nghĩa vụ tài chính với Nhà nước? 

    Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về trường hợp thu hồi đất đối với người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước:

    Điều 30. Thu hồi đất đối với người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
    Thu hồi đất đối với người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước thực hiện như sau:
    1. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước quy định tại khoản 6 Điều 81 Luật Đất đai là trường hợp người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế nhưng không chấp hành thì cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị thu hồi đất.
    2. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo tài liệu có liên quan đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai để làm thủ tục trình cấp có thẩm quyền thu hồi đất. Trình tự, thủ tục thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này.

    Như vậy, người sử dụng đất bị coi không nộp nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi không nộp hoặc nộp không đầy đủ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế nhưng không chấp hành.

    Trong trường hợp này, cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị thu hồi đất theo quy định pháp luật.

    Những trường hợp không nộp nghĩa vụ tài chính nhưng không bị thu hồi đất?

    Căn cứ theo Điều 81 Luật Đất đai 2024 quy định các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

    Điều 81. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
    1. Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
    2. Người sử dụng đất hủy hoại đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hủy hoại đất mà tiếp tục vi phạm.
    3. Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền.
    4. Đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất mà người được giao đất, cho thuê đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này.
    5. Đất được Nhà nước giao quản lý mà để bị lấn đất, chiếm đất.
    6. Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
    7. Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không được sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời gian 18 tháng liên tục, đất trồng rừng không được sử dụng trong thời gian 24 tháng liên tục và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không đưa đất vào sử dụng theo thời hạn ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
    [....]
    9. Các trường hợp quy định tại các khoản 6, 7 và 8 Điều này không áp dụng đối với trường hợp bất khả kháng.
    [....]

    Như vậy, người sử dụng đất không nộp nghĩa vụ tài chính với Nhà nước có thể không bị thu hồi đất nếu thuộc trường hợp bất khả kháng.

    Những trường hợp không nộp nghĩa vụ tài chính nhưng không bị thu hồi đất?

    Những trường hợp không nộp nghĩa vụ tài chính nhưng vẫn giữ được quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)

    Ai có thẩm quyền thu hồi đất nếu người sử dụng đất không nộp nghĩa vụ tài chính với Nhà nước?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 83 Luật Đất đai 2024 quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất như sau:

    Điều 83. Thẩm quyền thu hồi đất và xử lý trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công
    1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
    2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
    a) Thu hồi đất thuộc trường hợp quy định tại Điều 78 và Điều 79 của Luật này không phân biệt người sử dụng đất, tổ chức, cá nhân đang quản lý, chiếm hữu đất;
    b) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thuộc trường hợp quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Luật này.
    3. Trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

    Theo quy định trên về thẩm quyền thu hồi đất nếu người sử dụng đất không nộp nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như sau:

    (i) Đối với người sử dụng đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất.

    (ii) Đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.

    Chuyên viên pháp lý Võ Phi
    saved-content
    unsaved-content
    19