Giao dịch mua bán đất vườn Bình Dương có phải xin cấp mới sổ đỏ không?

Giao dịch mua bán đất vườn Bình Dương có phải xin cấp mới sổ đỏ hay không? Điều kiện để mua bán đất vườn Bình Dương là gì?

Nội dung chính

    Giao dịch mua bán đất vườn Bình Dương có phải xin cấp mới sổ đỏ không?

    Theo khoản 1 Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định:

    Điều 133. Đăng ký biến động
    1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
    a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng; chuyển nhượng dự án có sử dụng đất;
    [...]

    Như vậy giao dịch mua bán đất vườn Bình Dương (chuyển nhượng quyền sử dụng đất) thì phải đăng ký biến động đất đai.

    Ngoài ra theo quy định tại Điều 23 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định:

    Điều 23. Các trường hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
    1. Hợp thửa đất hoặc tách thửa đất.
    2. Người thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng.
    3. Dự án đầu tư có sử dụng đất mà điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trường hợp chủ đầu tư dự án đã được cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ diện tích đất thực hiện dự án mà có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho từng thửa đất theo quy hoạch xây dựng chi tiết đã được phê duyệt.
    4. Chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận.
    5. Thay đổi toàn bộ các thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính; thay đổi diện tích đất ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại khoản 6 Điều 141 của Luật Đất đai.
    6. Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi hoặc trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất

    Theo đó khi cá nhân thực hiện giao dịch mua bán đất vườn Bình Dương thì không thuộc trường hợp phải cấp mới sổ đỏ, tuy nhiên nếu có nhu cầu thì vẫn được cấp mới theo quy định trên.

    Mua bán đất vườn Bình Dương

    Giao dịch mua bán đất vườn Bình Dương có phải xin cấp mới sổ đỏ không?  (Hình từ Internet)

    Điều kiện để thực hiện giao dịch mua bán đất vườn Bình Dương?

    Tại Điều 45 Luật Đất đai 2024  có quy định về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Theo đó thì người sử dụng đất thực hiện giao dịch mua bán đất vườn Bình Dương (Chuyển nhượng quyền sử dụng đất) khi có đủ các điều kiện sau đây:

    - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

    - Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

    - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    - Trong thời hạn sử dụng đất;

    - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: Ngoài các điều kiện chung nêu trên, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong một số trường hợp đặc biệt còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện khác tại Điều 145 Luật Đất Đai 2024.

    Trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

    Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất quy định tại khoản 8 Điều 45 Luật Đất đai 2024 bao gồm:

    - Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

    - Cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở và đất khác trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng đó;

    - Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà pháp luật không cho phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

    Chuyên viên pháp lý Trương Thùy Dương
    saved-content
    unsaved-content
    14