Thanh hóa sáp nhập với tỉnh nào? Những lần chia tách sáp nhập của Thanh Hóa từ trước đến nay?
Nội dung chính
Thanh hóa sáp nhập với tỉnh nào?
Tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã cơ bản thống nhất đề án về phương án sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Theo đó Hội nghị thông qua nội dung về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp như sau:
(1) Đồng ý chủ trương tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện từ ngày 01/7/2025 sau khi Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.
(2) Đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).
(3) Đồng ý sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60 - 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.
Vậy Thanh hóa sáp nhập với tỉnh nào? là câu hỏi được nhiều con dân xứ Thanh đạt ra ngay lúc này.
Cũng theo danh sách tên gọi các tỉnh thành sự kiến sau sáp nhập tỉnh mới nhất ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, các tỉnh thành không thực hiện sáp nhập là:
I- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập
1. Thành phố Hà Nội.
2. Thành phố Huế.
3. Tỉnh Lai Châu.
4. Tỉnh Điện Biên.
5. Tỉnh Sơn La.
6. Tỉnh Lạng Sơn.
7. Tỉnh Quảng Ninh.
8. Tỉnh Thanh Hoá.
9. Tỉnh Nghệ An.
10. Tỉnh Hà Tĩnh.
11. Tỉnh Cao Bằng.
...
Như vậy, Thanh Hóa hiện không nằm trong danh sách các tỉnh thành phố phải thực hiện sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 60. Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa không phải thực hiện sáp nhập với tỉnh khác mà chỉ thực hiện sắp xếp, sáp nhập cấp xã theo quy định tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đã đề ra.
*Trên đây là thông tin chính thức về việc Thanh hóa sáp nhập với tỉnh nào?
Những lần chia tách sáp nhập của Thanh Hóa từ trước đến nay?
Tỉnh Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn nhất cả nước về diện tích và dân số (đứng thứ 5 cả nước về diện tích, đứng thứ 3 của nước về dân số đến năm 2024)), đồng thời có vị trí chiến lược về cả kinh tế, văn hóa lẫn quốc phòng. Mặc dù các tỉnh khác trải qua nhiều lần chia tách – sáp nhập hoặc thay đổi tên gọi, Thanh Hóa là một trong số rất hiếm các tỉnh (cùng với Thái Bình) chưa từng bị chia tách hay đổi tên cấp tỉnh từ thời phong kiến cho đến nay.
- Năm 1831: Dưới triều vua Minh Mạng, tỉnh Thanh Hoa được thành lập từ vùng nội trấn Thanh Hoa.
- Năm 1843: Chính thức đổi tên thành Thanh Hóa, giữ nguyên đến hiện tại.
Tỉnh Thanh Hóa từ đó đến nay vẫn giữ nguyên địa giới hành chính cấp tỉnh, chưa từng sáp nhập hay tách tỉnh như các địa phương khác. Mặc dù không có sự thay đổi ở cấp tỉnh, Thanh Hóa đã trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính ở cấp huyện và xã:
- Năm 1963: Một phần xã Hoằng Long (huyện Hoằng Hóa) và xã Đông Giang (huyện Đông Sơn) được sáp nhập vào thị xã Thanh Hóa.
- Giai đoạn 2016–2021: Thanh Hóa tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ 635 xuống còn 559 xã/phường/thị trấn.
- Từ năm 2023 đến 2025: Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tỉnh dự kiến giảm khoảng 70% đơn vị hành chính cấp xã, từ 547 xuống còn khoảng 164 xã/phường/thị trấn.
- Ngày 1/1/2025: Huyện Đông Sơn được sáp nhập vào thành phố Thanh Hóa, nâng tổng diện tích thành phố lên 228,22 km² và dân số khoảng 615.106 người. (Theo Nghị quyết 1238/NQ-UBTVQH năm 2024)
Như vậy, Tỉnh Thanh Hóa giữ nguyên địa giới hành chính cấp tỉnh từ thời phong kiến đến nay, không trải qua các lần chia tách hay sáp nhập như nhiều tỉnh khác.
Thanh hóa sáp nhập với tỉnh nào? Những lần chia tách sáp nhập của Thanh Hóa từ trước đến nay? (hình từ internet)
52 đơn vị hành chính cấp tỉnh được sáp nhập lại còn bao nhiêu tỉnh?
Theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 được thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 14/04/2025, chính thức thông qua Đề án về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính ở các cấp, đồng thời triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp như sau:
Phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 ĐVHC cấp tỉnh
(1) Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.795,6 km2 và quy mô dân số 1.731.600 người.
(2) Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.257 km2 và quy mô dân số 1.656.500 người.
(3) Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.375,3 km2và quy mô dân số 1.694.500 người.
(4) Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ để thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.361,4 km2 và quy mô dân số 3.663.600 người.
(5) Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 4.718,6 km2 và quy mô dân số 3.509.100 người.
(6) Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 2.514,8 km2và quy mô dân số 3.208.400 người.
(7) Sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.194,7 km2 và quy mô dân số 4.102.700 người.
(8) Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.942,6 km2 và quy mô dân số 3.818.700 người.
(9) Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.700 km2 và quy mô dân số 1.584.000 người.
(10) Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 11.859,6 km2 và quy mô dân số 2.819.900 người.
(11) Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 14.832,6 km2 và quy mô dân số 1.861.700 người.
(12) Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 21.576,5 km2 và quy mô dân số 3.153.300 người.
(13) Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8555,9km2 và quy mô dân số 1.882.000 người.
(14) Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 24.233,1 km2 và quy mô dân số 3.324.400 người.
(15) Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 18.096,4 km2 và quy mô dân số 2.831.300 người.
(16) Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km2 và quy mô dân số 13.608.800 người.
(17) Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.737,2 km2 và quy mô dân số 4.427.700 người.
(18) Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.536,5 km2 và quy mô dân số 2.959.000 người.
(19) Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 1 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.360,8 km2 và quy mô dân số 3.207.000 người.
(20) Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 6.296,2 km2 và quy mô dân số 3.367.400 người.
(21) Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 5.938,7 km2 và quy mô dân số 3.397.200 người.
(22) Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 7.942,4 km2 và quy mô dân số 2.140.600 người.
(23) Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.888,9 km2 và quy mô dân số 3.679.200 người.
Như vậy, Chính thức 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh được sáp nhập lại còn 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó có 19 tỉnh thành và 4 thành phố thực hiện sáp nhập.