Nhà mặt phố là gì? Người nước ngoài có được mua nhà mặt phố không?
Nội dung chính
Nhà mặt phố là gì?
Nhà mặt phố hay còn gọi là nhà phố, là loại hình bất động sản phổ biến ở các khu đô thị và trung tâm thương mại, kết hợp chức năng để ở và kinh doanh nhờ vị trí mặt tiền đường. Có nhiều loại nhà phố khác nhau, mỗi loại mang những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng.
Nhà mặt phố liền kề có thiết kế và kiến trúc đồng nhất, xây dựng liền kề nhau trong một quy hoạch tổng thể. Ưu điểm của loại hình này là tối ưu hóa không gian, giá thành hợp lý và dễ quản lý. Tuy nhiên, tính riêng tư có thể bị hạn chế và khó thay đổi thiết kế theo ý muốn.
Nhà mặt phố thương mại (Shophouse) là mô hình kết hợp giữa không gian kinh doanh và không gian ở, có thiết kế đa năng, linh hoạt. Shophouse có tiềm năng sinh lời cao từ hoạt động kinh doanh, thuận tiện cho việc di chuyển và sinh hoạt, đồng thời tối ưu hóa diện tích sử dụng.
Tuy nhiên, giá thành thường cao và yêu cầu quản lý, vận hành chuyên nghiệp. Shophouse được chia thành hai loại chính: shophouse nhà phố thương mại thấp tầng và shophouse khối đế.Shophouse nhà phố thương mại thấp tầng được xây dựng tại các khu thương mại, trục phố lớn, có diện tích lớn (85-250m2), thiết kế 4-5 tầng và quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài. Trong khi đó, shophouse khối đế nằm ở tầng đế các tòa chung cư (tầng 1-5) và có thời gian sử dụng thường là 50 năm.
Nhà mặt phố sân vườn có diện tích lớn, thiết kế gần gũi thiên nhiên với sân vườn và không gian xanh. Ưu điểm của loại hình này là không gian sống thoáng đãng, trong lành, tạo cảm giác thư thái, yên bình và nâng cao giá trị thẩm mỹ. Tuy nhiên, giá thành cao và yêu cầu chăm sóc, bảo trì sân vườn là những nhược điểm cần cân nhắc.
Nhà mặt phố xanh là loại hình nhà ở thân thiện với môi trường, sử dụng vật liệu bền vững, thiết kế tối ưu ánh sáng tự nhiên và bố trí nhiều cây xanh. Nhà phố xanh có ưu điểm là tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và tạo không gian sống lành mạnh. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn và yêu cầu kiến thức, kỹ năng thiết kế chuyên biệt.
Nhà mặt phố là gì? Người nước ngoài có được mua nhà mặt phố không? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài có được mua nhà mặt phố không?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Đất đai 2024 quy định:
Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 17 Luật Đất đai 2024, thì cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được mua nhà mặt phố.
Công nhận quyền sở hữu nhà ở là nhà mặt phố được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Luật Nhà ở 2023 quy định công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
- Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2024 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu nhà ở thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp nhà ở thuộc tài sản công.
Nhà ở được ghi nhận quyền sở hữu trong Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 165 của Luật Đất đai 2024 thì bên mua nhà ở được cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn sở hữu theo thỏa thuận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển lại cho chủ sở hữu đã bán nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp khi hết thời hạn sở hữu mà bên bán không nhận lại nhà ở thì giải quyết theo quy định tại Điều 166 của Luật Đất đai 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải ghi rõ trong Giấy chứng nhận loại nhà ở, cấp nhà ở theo quy định của Luật Đất đai 2024 và pháp luật về xây dựng; trường hợp nhà ở là căn hộ chung cư thì phải ghi rõ diện tích sàn xây dựng và diện tích sử dụng căn hộ; trường hợp nhà ở được xây dựng theo dự án thì phải ghi đúng tên dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư.
- Đối với nhà ở được đầu tư xây dựng theo dự án để bán, cho thuê mua thì không cấp Giấy chứng nhận cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở, trừ trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở chưa bán, chưa cho thuê mua; trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê thì được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.